10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN và những bài học kinh nghiệm – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN và những bài học kinh nghiệm

Ngày 31/1/2018, ĐHQGHN đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN với sự tham dự của lãnh đạo và cán bộ phụ trách đào tạo tại các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hồng Sơn và Trưởng ban Đào tạo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chủ trì hội nghị.

Trải qua hơn 10 năm triển khai, ĐHQGHN đã triển khai toàn diện hoạt động giảng dạy và học tập theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hồng Sơn yêu cầu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới đào tạo tín chỉ trong ĐHQGHN cho giai đoạn 2018 – 2028 với các nội dung cơ bản sau: Chuẩn hóa và đổi mới các CTĐT, các CTĐT ưu tiên mở mới; Đổi mới về đào tạo các môn chung, phương thức thực tập thực tế và đổi mới giảng dạy các môn học bổ trợ; Nâng cao năng lực của giảng viên; Đổi mới, nâng cao sự phối hợp, hỗ trợ của các bên có liên quan trong việc kiểm định chất lượng chương trình, hỗ trợ cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, giảm thiểu thủ tục hành chính, đổi mới công tác cố vấn đào tạo, công tác Đoàn – Hội…; Ứng dụng phần mềm trong quản lý và tổ chức đào tạo; Ứng dụng đa dạng các hình thức đào tạo: mô-đun, online, hình thức tổ chức đào tạo trên lớp cũng như tổ chức đào tạo ở các doanh nghiệp…; Đẩy mạnh việc công nhận tín chỉ trong và ngoài ĐHQGHN; Công tác giáo trình, học liệu, tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, đặc biệt là với các phòng thí nghiệm trọng điểm và gắn với sản phẩm đầu ra; Đổi mới công tác tuyển sinh; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

 

Nhân dịp tổng kết 10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN, Cổng Thông tin Điện tử ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN.

– Thưa GS, xin GS cho biết một số nét nổi bật về việc triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN?

Đào tạo theo tín chỉ là phương pháp tổ chức giáo dục hiện đại, được thực hiện ở hầu hết các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Từ năm 2005, ĐHQGHN đã bắt đầu từng bước áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo này và đến nay đã triển khai đào tạo toàn diện trong toàn ĐHQGHN ở cả bậc đại học và sau đại học.

Phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn I (2006-2010), ĐHQGHN đã triển khai áp dụng 4 yếu tố cốt lõi tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương học phần; áp dụng phương pháp dạy – học theo tín chỉ và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ. Giai đoạn II (từ 2010 đến nay), ĐHQGHN áp dụng đầy đủ và toàn diện các phương thức của đào tạo theo tín chỉ, hội nhập với quốc tế, từng bước tăng cường tính liên thông, linh hoạt trong kế hoạch học tập; tiếp tục hoàn chỉnh nội dung, chương trình đào tạo.

– Sau hơn 10 năm triển khai, phương thức đào tạo này đã đạt được kết quả gì, thưa GS?

Ngay từ những năm đầu chuẩn bị cho đào tạo theo tín chỉ từ 2005-2006, ĐHQGHN đã cử các đoàn công tác khảo sát học tập kinh nghiệm đào tạo tín chỉ ở các trường đại học trong và ngoài nước; Thảo luận, xây dựng và ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả theo lộ trình của ĐHQGHN. Tiêu biểu là các văn bản quan trọng như quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN, ban hành kèm theo Quyết định số 3079/ĐT ngày 26/10/2010; Hướng dẫn xây dựng mã số môn học và mã số sinh viên theo tín chỉ trong toàn ĐHQGHN; Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở ĐHQGHN (số 3109/HD-ĐHQGHN ngày 29/10/2010); Quy định về mở mới và điều chỉnh chương trình đào tạo ở ĐHQGHN, Quyết định số 1366/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/04/2012; Quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 934/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/3/2014 của Giám đốc ĐHQGHN; Quy chế đào tạo đại học ban hành theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 của Giám đốc ĐHQGHN và các quy chế đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo phương thức đào tạo tín chỉ,..

Tất cả các đơn vị đào tạo đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của ĐHQGHN, đồng thời tổ chức các tọa đàm, hội thảo để quán triệt và hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên có nhận thức đúng về cơ sở khoa học, về phương pháp luận để tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo tín chỉ; Xây dựng lộ trình và các giải pháp cụ thể của đơn vị triển khai đào tạo theo tín chỉ; Đặc biệt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị đi đầu trong ĐHQGHN về đào tạo theo tín chỉ, đã chủ động, tích cực triển khai cho sinh viên đăng ký lớp môn học ngay từ đầu năm học 2007 – 2008.

Nhờ có mô hình đào tạo theo tín chỉ, các chương trình đào tạo đã được thiết kế theo chuẩn đầu ra với các khối kiến thức liên thông trong ĐHQGHN, trong lĩnh vực, nhóm ngành và trong đơn vị. Chính vì vậy, chúng ta đã phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết để phát triển chương trình đào tạo. Năm 2007 ĐHQGHN mới có 291 chương trình đào tạo với 74 chương trình đào tạo đại học, và 217 chương trình đào tạo sau đại học. Sau 10 năm, đến nay ĐHQGHN chúng ta đã có 416 chương trình đào tại được triển khai, trong đó có 136 chương trình đào tạo đại học và 112 chương trình đào tạo tiến sĩ, và hơn 30 chương trình đào tạo thí điểm các loại. Nhờ đó, quy mô đào tạo đại học chỉ trong vòng 5 năm từ 2012 (5700) đến nay đã tăng 40% (8000, năm 2017).

Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên được chủ động chọn thời khóa biểu phù hợp với kế hoạch cá nhân, được chọn lớp, chọn thầy. Chúng ta cũng đã triển khai trao đổi tín chỉ với các trường đại học trong và ngoài nước. Sinh viên được tích lũy tín chỉ trong và ngoài ĐHQGHN. Nhờ vậy chỉ trong vòng 5 năm từ 2013 đến nay đã có 3649 SVQT đến trao đổi, học tập ngắn, 587 sinh viên trao đổi dài hạn.

Cũng nhờ áp dụng đào tạo theo tín, ĐHQGHN đã phát huy thế mạnh liên ngành, liên lĩnh vực (sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu của hai CTĐT sẽ được cấp 2 văn bằng). Tính đến ngày 30/9/2017, ĐHQGHN đã cấp bằng kép cho 1.780 sinh viên (trong đó bằng kép nội bộ là 476, bằng kép khác trường là 1.304) và hơn 2500 sinh viên đang học bằng kép. Tính đến nay, ĐHQGHN có 58 CTĐT bằng kép cho 23 ngành, trong đó:

Hình thức liên thông giữa các cấp bậc đào tạo cũng đã được ĐHQGHN triển khai. Những em học sinh chuyên đã học các môn nâng cao (như ngoại ngữ, tin học) ở bậc THPT có thể được công nhận, miễn ở bậc đại học, hoặc đã học các môn nâng cao trong chương trình CLC có thể được miễn các môn đó trong chương trình thạc sĩ. Nhờ vậy, ĐHQGHN đã có 421 sinh viên (từ QH.2011-QH.2014) tốt nghiệp sớm từ 3 tháng tới 18 tháng (chủ yếu tập trung tại các trường ĐHKHXHNV, ĐH Kinh tế và Khoa Quốc tế).

Đào tạo tín chỉ cũng cho phép dùng chung học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở vật chất, tổ chức học tập các môn chung trong toàn ĐHQGHN, triển khai mô hình đào tại a+b cũng như tin học hóa triệt để quản lý đào tạo.

Cơ cấu ngành nghề cũng thay đổi mạnh mẽ: đến nay 15% quy mô của ĐHQGHN là các ngành kỹ thuật – công nghệ và 25% là liên ngành. Nhiều ngành mới, cơ cấu tổ chức mới đã được hình thành, đáp ứng xu thế và yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong giao đoạn mới như Viện Khoa học công nghệ tiên tiến, Viện Hàng không Vũ trụ, Viện Tài nguyên và Môi trường, Ngành kỹ thuật hạ tầng, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng, công nghệ kỹ thuật giao thông, an ninh phi truyền thống, robotic, biến đổi khí hậu,…và trên cơ sở đó đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; thu hút được các nguồn lực hợp tác trong và ngoài nước và nguồn kinh phí cho đầu tư CSVC, PTN và phát triển.

Có thể nói, chúng ta đã thực hiện triệt để, sâu sắc, hội nhập với thời đại và thế giới theo các chuẩn mực quốc tế và đã thành công trong mô hình đào tạo theo tín chỉ trong toàn ĐHQGHN. Qua 10 năm triển khai thực hiện, chúng ta khẳng định ĐHQGHN đã thu được những thành tựu và kết quả vô cùng to lớn và quan trọng.

– Từ thực tiễn triển khai cho thấy có những bất cập, hạn chế nào, thưa GS?

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ thực tiễn triển khai cũng cho thấy nhiều bất cập, hạn chế đang tồn tại, cần được tháo gỡ trong thời gian tới như: Quy mô mở các ngành/chuyên ngành tăng quá nhanh, dẫn đến tản mạn nguồn lực và ảnh hưởng đến chất lượng; Một số môn học còn trùng lặp giữa các bậc đào tạo; Việc sắp xếp thời khóa biểu mới theo các đơn vị, chưa được xếp chung trong toàn ĐHQGHN nên sinh viên còn bị chồng chéo lịch học; việc triển khai thực hành, thực tế cho sinh viên, kiểm tra việc tự học của sinh viên theo tín chỉ có nhiều hạn chế; Việc kiểm tra đánh giá giữa kỳ, cho điểm chuyên cần cũng như đánh giá cuối kỳ cần được xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa; mức kinh phí cho giảng dạy, biên soạn bài giảng, giáo trình cần điều chỉnh cho phù hợp hơn, sát với thực tế; chế độ bồi dưỡng, đào cán bộ giảng viên cần được quan tâm hơn nữa, cũng như các chính sách đãi ngộ, thu hút giảng viên giỏi, tài năng cần được quan tâm đặc biệt; việc đào tạo bằng kép cần giám sát và quản lý chặt chẽ để tránh hiện tượng học ngành “chính thành phụ, phụ thành chính”; đổi mới đào tạo theo tín chỉ phải gắn với đổi mới tuyển sinh, gắn với đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tự chủ của ĐHQGHN và các đơn vị; công tác đoàn – hội cho sinh viên cũng cần được tổ chức và quản lý phù hợp hơn nữa với hình thức đào tạo theo tín chỉ.

Thưa GS, những bài học nào có thể rút ra trong 10 năm qua?

Bài học lớn nhất là cần quán quán triệt đầy đủ và hướng dẫn cụ thể để cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý cũng như người học hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ, nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình và của các các tập thể, cá nhân tham gia trong quá trình giảng dạy và học tập theo tín chỉ, để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực và trách nhiệm.

Hai là phải hội nhập với thế giới, tiếp cận theo các chuẩn mực quốc tế, có tính đến các điều kiện khả thi ở ĐHQGHN và các đơn vị.

Ba là phải chuẩn bị kỹ, chu đáo và đầu tư các nguồn lực, đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình triển khai;

Bốn là triển khai phải đi đôi với kiểm tra giám sát; bám sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh;

Năm là phải đảm bảo chất lượng. Đây là tiêu chí và yêu cầu then chốt. Làm gì cũng phải lấy chất lượng và sự phát triển của các đơn vị làm mục tiêu, định hướng cho mọi hoạt động.

– Trong giai đoạn tiếp theo, ĐHQGHN sẽ tiếp tục triển khai phương thức đào tạo tín chỉ như thế nào, thưa ông?

Trong thời gian tới, ĐHQGHN đề ra mục tiêu sẽ triển khai đào tạo tín chỉ hội nhập quốc tế hơn nữa, hiệu quả và sâu sắc hơn, sử dụng sâu hơn việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, đặc biệt là sẽ phát huy vai trò chỉ đạo, điều phối của ĐHQGHN để phát huy tối đa thế mạnh của hình thức đào tạo này.

ĐHQGHN sẽ đẩy mạnh việc thu hút sinh viên trong nước và quốc tế; đẩy mạnh trao đổi và công nhận tín chỉ với các đối tác trong và ngoài nước; gắn kết đào tạo với nghiên cứu và doanh nghiệp.

Để có nguồn lực phát triển và giữ vững vai trò, vị thế trong đào tạo và nghiên cứu, cũng như thích ứng với xu thế tự chủ đại học, giữ vững và nâng cao xếp hạng đại học thì mở rộng quy mô đào tạo chất lượng cao (theo Thông tư 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và đẩy mạnh quy mô và chất lượng đào tạo tài năng và nghiên cứu sinh là then chốt.

– Xin GS cho biết rõ hơn về nội dung và giải pháp triển khai phương thức đào tạo tín chỉ trong thời gian tới?

Về chương trình đào tạo, ĐHQGHN sẽ thiết kế chương trình để tăng cường sự liên thông, liên kết giữa các khoa trong một đơn vị đào tạo, giữa các đơn vị trong ĐHQGHN.

Đồng thời, ĐHQGHN nghiên cứu và phát triển các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến như (e-learning, thảo luận nhóm, học tại thực địa, tăng cường chất lượng thực hành, thực tập,…); gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội, đi đôi với phát triển kỹ năng tầm nhìn cho người học để hội nhập với xu thế giáo dục của thế giới, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 và nâng cao chất lượng đào tạo.

Vai trò, trách nhiệm của bộ môn, của giảng viên phải được củng cố và tăng cường. Phải xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và phát huy các hợp tác quốc tế, hợp tác trong nước để phát triển nội lực và chất lượng nguồn nhân lực.

Song song với đó, ĐHQGHN tiếp tục đổi mới chính sách đầu tư cho học liệu, giáo trình, PTN và CSVC phục vụ đào tạo và nghiên cứu; Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở học liệu và tài nguyên số; không ngừng hoàn thiện và duy trì tốt các phần mềm tuyển sinh và quản lý đào tạo.

Những nội dung và giải pháp sẽ thực hiện ngay trong 2018 là xây dựng và triển khai đề án đổi mới thực hành, thực tập để nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng có việc làm cho sinh viên trong toàn ĐHQGHN; Nghiên cứu để điều chỉnh việc kiểm tra đánh giá theo tín chỉ, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Triệt để tin học hóa quản lý đào tạo và giảm thiểu các thủ tục hành chính; Tiếp tục triển khai đề án đổi mới đào tạo tiến sĩ; Tăng cường giảng dạy học phần ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu khả năng đào tạo ngoại ngữ thứ hai để tăng cơ hội việc làm và khả năng khởi nghiệp cho sinh viên; Triển khai Đề án đổi mới tổ chức quản lý, giảng dạy và kiểm tra đánh giá các môn chung; Tăng cường và đổi mới đào tạo kỹ năng bổ trợ cho sinh viên phù hợp với đặc thù từng đơn vị và yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0,…

Theo VNU Media