10 sự kiện, thành tựu tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2017 – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

10 sự kiện, thành tựu tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2017

10 sự kiện, thành tựu tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2017:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định nhiều vấn đề quan trọng về Hòa Lạc

Ngày 12/09/2017, trong chuyến thăm và làm việc tại ĐHQGHN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những chỉ đạo quan trọng về xây dựng đô thị ĐHQGHN đạt đẳng cấp quốc tế, song hành cùng khu công nghệ cao Hòa Lạc và làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam để trở thành một đô thị vệ tinh tri thức cốt lõi của Hà Nội. ().

Ngày 5/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã thông báo Kết luận số 464/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với ĐHQGHN, với các nội dung chính sau: chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc về ĐHQGHN, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQGHN; cho phép ĐHQGHN điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 và các dự án thành phần phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới; hoàn thành thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ĐHQGHN; tăng cường ngân sách giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu; phê duyệt chủ trương vay ODA từ Ngân hàng thế giới để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách cho ĐHQGHN tại Hòa Lạc; giao ĐHQGHN sớm hoàn chỉnh Dự án vay ODA từ Nhật Bản cho việc xây dựng Trường ĐH Việt Nhật tại Hòa Lạc…

Để hiện thực hóa các chủ trương nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 21/12/2017 về việc chuyển giao chủ Dự án Xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐHQGHN.

Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định giao ĐHQGHN là cơ quan quyết định đầu tư và triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án Xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

2. ĐHQGHN xếp thứ 139 các đại học hàng đầu châu Á theo bảng xếp hạng QS

Theo bảng xếp hạng QS năm 2017, ĐHQGHN được xếp thứ 139 trong top 150 đại học hàng đầu Châu Á và đứng thứ 1 tại Việt Nam. Đây là năm thứ hai liên tiếp, ĐHQGHN nằm trong nhóm 139 đại học hàng đầu châu Á và nằm trong top 1.2% trên tổng số 11.900 cơ sở giáo dục đại học từ 17 quốc gia châu Á

Theo bảng xếp hạng này, một số chỉ số của ĐHQGHN đã vượt chỉ số trung bình của Top 400 đại học châu Á: chỉ số về tỷ lệ sinh viên/giảng viên của châu Á là 12,5 và của ĐHQGHN là 14,2. Chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo ở châu Á là 5,2 lần/bài báo và của ĐHQGHN là 5,8 lần/bài báo… ()

3. Đơn vị thành viên của ĐHQGHN là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của AUN

Ngày 19/12/2017, đại diện Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đã công bố quyết định và trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cấp trường của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cho Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là một trong 4 trường đại học đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện kiểm định và đạt chuẩn chất lượng cấp trường theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA. ()

4. Tăng cường các hoạt động hợp tác và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn kí kết văn bản thỏa thuận phối hợp hoạt động song phương giữa hai đơn vị (16/5/2017) nhằm phối hợp triển khai các Chương trình phát triển khoa học cơ bản, các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ, góp phần phát triển sản phẩm quốc gia và sản phẩm công nghệ cao.

Trong khuôn khổ chuỗi những hoạt động nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2017, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã cắt băng khánh thành Tòa nhà Ươm tạo tài năng và Hỗ trợ khởi nghiệp – một không gian dành riêng cho các hoạt động chuyển giao, giám định, ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp. ()

Hội nghị chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” cho các địa phương vùng Tây Bắc lần thứ nhất (01/12/2017) tại Yên Bái nhằm chuyển giao một phẩn sản phẩm (18 đề tài) thuộc chương trình để cho 14 tỉnh trên toàn vùng Tây Bắc. Các sản phẩm KH&CN của Chương trình Tây Bắc đã đóng góp luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng Tây Bắc. ()

Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn hóa và con người Ninh Bình trong phát triển bền vững” (17/3/2017) do ĐHQGHN phối hợp cùng Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức. Đây là hoạt động được ưu tiên triển khai trong Chương trình phối hợp công tác giữa ĐHQGHN và tỉnh Ninh Bình, nằm trong chiến lược chung là đưa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của ĐHQGHN gắn với sự phát triển của địa phương. ()

Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác giai đoạn 2011 – 2016 và kí kết hợp tác giai đoạn 2017 – 2022 giữa ĐHQGHN và UBND tỉnh Hà Giang (16/8/2017) được tổ chức tại Thành phố Hà GiangQua 6 năm triển khai, các nhiệm vụ KHCN mà ĐHQGHN thực hiện tại Hà Giang đã đạt được những kết quả thiết thực, có tác động tích cực đối với địa phương ()

5. Những quyết định quan trọng về nhân sự lãnh đạo ĐHQGHN, về phát triển cơ cấu tổ chức theo hướng quản trị đại học tiên tiến và tăng cường đào tạo khoa học liên ngành

Ngày 17/4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 509/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm có thời hạn PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐHQGHN ().

Ngày 14/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 1369/QĐ-TTg bổ nhiệm có thời hạn PGS.TS Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQGHN, Đại biểu Quốc hội khoa XIV, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ().

Trong năm 2017, ĐHQGHN đã đổi tên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức thành Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp; thành lập Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa lạc trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị (Trung tâm Nghiên cứu đô thị, Cơ sở 1 của Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Ba Vì, Nhà khách ĐHQGHN).

Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 248/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2017 về việc đổi tên Khoa Sau đại học thành Khoa Các khoa học liên ngành, đồng thời điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của khoa theo hướng tăng cường đào tạo khoa học liên ngành ).

6. Các nhà giáo, nhà khoa học ĐHQGHN được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các danh hiệu cao quý

Năm 2017 tiếp tục ghi nhận nhiều giải thưởng khoa học lớn và danh hiệu cao quý dành tặng cho các nhà khoa học, nhà giáo của ĐHQGHN:

GS. Phan Huy Lê nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN lần thứ V với công trình “Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận”. GS. Thân Đức Hiền nhận Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lần thứ V với cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm – kim loại chuyển tiếp”. Đến nay, qua 5 lần xét tặng, ĐHQGHN đã có 18 công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh và 11 công trình được giải thưởng Nhà nước ().

05 nhà giáo của ĐHQGHN được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 09 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú theo Quyết định số 2380/QĐ-CTN ngày 18/11/2017 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ().

PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh – cố vấn khoa học của Phòng đọc Thế giới Nga thuộc Khoa Quốc tế của ĐHQGHN là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận Huy chương Puskin từ Tổng thống Nga Putin, tại Điện Kremlin, ngày 4/11/2017 ().

Nhóm tác giả của PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Trường ĐH Công nghệ giành giải Nhì tại Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 với sản phẩm “DoIT – Hệ thống hỗ trợ nâng cao chất lượng văn bản một công cụ phụ trợ để phát hiện các lỗi chính tả có thể gặp phải”, ngày 16/11/2017 ().

7. Thủ tướng Chính phủ giao ĐHQGHN chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ đặc biệt quốc gia: xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam

Với sự kỳ vọng và tin tưởng vào uy tín học thuật của ĐHQGHN, ngày 22/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam” (2018-2022) và giao ĐHQGHN là cơ quan chủ trì, Giám đốc ĐHQGHN là Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học này. Mục tiêu của nhiệm vụ là: xây dựng và cung cấp tri thức cơ bản, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người và văn hoá, xã hội góp phần phát triển khoa học, giao dục và nâng cao dân trí, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua hình thành cơ sở dữ liệu ở dạng sách số (digital book) và bộ sách in Địa chí Quốc gia Việt Nam ().

8. Phát triển lĩnh vực đào tạo và ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ mới

Ngày 18/12/2017, Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (School of Aerospace Engineering – SAE) trực thuộc Trường ĐHCN, ĐHQGHN và cũng là đơn vị phối thuộc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức ra mắt. Đây là mô hình hợp tác đặc biệt giữa một Trung tâm đào tạo, nghiên cứu tiên phong và một Tập đoàn dịch vụ – công nghệ năng động hàng đầu Việt Nam. ĐHQGHN cũng phê duyệt chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ tiếp cận tiêu chuẩn của các trường đại học hàng đầu thế giới ().

Ngày 04/7/2017, Giám đốc ĐHQGHN ký Quyết định số 2161/QĐ-ĐHQGHN về việc thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập Khoa Công nghệ Nông nghiệp trực thuộc Trường ĐH Công nghệ, nhằm hướng tới đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho đất nước. ().

Ngày 24/11/2017, Giám đốc ĐHQGHN ban hành Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN về Quy chế đào tạo tiến sĩ tại ĐHQGHN. Quy chế mới này phản ánh quyết tâm của ĐHQGHN trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng thông qua việc nâng cao chuẩn đầu vào, đầu ra đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ và đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với luận án tiến sĩ cũng như người hướng dẫn nghiên cứu sinh ().

9. ĐHQGHN tổ chức thành công nhiều sự kiện giáo dục quan trọng tầm vóc khu vực và quốc tế

Ngày 31/1/2009, Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ĐHQGHN là một trong những đầu mối tại Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác với AUN và là thành viên Ban điều hành AUN, Trên cơ sở đó, từ ngày 17 đến 19/7/2017, tại Thành phố Nha Trang, ĐHQGHN đã tham gia tổ chức thành công và ghi những dấu ấn nhất định với vai trò đại diện chủ nhà Việt Nam tại Hội nghị Giám đốc các đại học Đông Nam Á (AUN) lần thứ 9 và cuộc họp Ban điều hành AUN lần thứ 33 ().

Tiếp đó, ngày 8/11/2017, tại Đà Nẵng, ĐHQGHN phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệp hội các đại học vành đai Thái Bình Dương (APRU) tổ chức Diễn đàn lãnh đạo các đại học APEC (APEC University Leaders’ Forum – AULF) 2017, với sự tham gia của gần 60 đại biểu đến từ các đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước của khu vực. Diễn đàn không chỉ đề cập đến những xu hướng và thách thức mới có tính toàn cầu của quản trị đại học trong kỷ nguyên mới mà còn nâng tầm các mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa các đại học và các quốc gia lên một tầm cao mới ().

Thành công của những sự kiện trên không chỉ thêm khẳng định vị thế và vai trò của ĐHQGHN với tư cách là đại diện tiêu biểu của giáo dục đại học Việt Nam tại các sự kiện quốc tế mà còn phản ánh sự hội nhập không ngừng của giáo dục Việt Nam với khu vực và thế giới.

10. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐHQGHN lần thứ V (nhiệm kỳ 2017 – 2022), Đại hội đại biểu Công đoàn ĐHQGHN lần thứ V (nhiệm kỳ 2017 – 2022) và Đại hội Hội Cựu giáo chức ĐHQGHN lần thứ III (nhiệm kỳ 2017 – 2022).

Các tổ chức đoàn thể của ĐHQGHN tổ chức các hội nghị lớn, có tính chất tổng kết các hoạt động trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới: Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 – 2022 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ĐHQGHN (3/6/2017); Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2017 – 2022) của Công đoàn ĐHQGHN (ngày 15-16/12/2017) và Đại hội Hội Cựu giáo chức ĐHQGHN lần thứ III, ngày 29/12/2017 (nhiệm kỳ 2017 – 2022).

Thành công của các đại hội này đã tạo không khí phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ĐHQGHN, qua đó giúp phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể đóng góp vào mục tiêu và chiến lược phát triển của ĐHQGHN trong tương lai.

 Theo VNU Media