Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập – 20 năm hình thành và phát triển
Ngày 17/12/2016 sắp tới, Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm giảng dạy tiếng Ả Rập tại trường và kỷ niệm ngày Quốc tế tiếng Ả Rập (18/12). Là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học chính quy ngành ngôn ngữ Ả Rập, sự kiện này là niềm tự hào lớn lao của Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập nói riêng và Nhà trường nói chung.
Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị đôi nét về quá trình hình thành, phát triển của Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập.
CÁC DẤU MỐC LỊCH SỬ
– Năm 1996: Bắt đầu giảng dạy khóa cử nhân tiếng Ả Rập hệ chính quy đầu tiên
– Năm 1996 – năm 2011: Hoạt động với tư cách là một Bộ môn trực thuộc Khoa NN&VH Nga
– Năm 2011 – năm 2016: Hoạt động với tư cách là một Bộ môn trực thuộc Khoa NN&VH Phương Đông
– Năm 2016: Thành lập Bộ môn NN&VH Ả Rập trực thuộc Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh
– Tính đến năm 2016, Bộ môn NN&VH Ả Rập đã và đang đào tạo được 07 khoá, gồm các khóa K30, K37, K41, K44, K46, K48 và K50.
Tập thể giáo viên Bộ môn NN&VH Ả Rập
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ban đầu khi mới thành lập, Bộ môn chỉ có 02 chuyên gia người Ai Cập giảng dạy cho 30 sinh viên. Sau đó 03 năm, trường tuyển thêm 01 giáo viên người Việt Nam cùng tham gia giảng dạy với chuyên gia nước ngoài. Đến năm 2005, một số giáo viên tình nguyện của Đại sứ quán Libya đã đến giúp đỡ và cùng giảng dạy với 02 giáo viên Việt Nam.
Trước đây, Nhà trường không tuyển sinh ngành tiếng Ả Rập hàng năm mà cách 3, 4 năm mới tuyển sinh một khoá. Điều này đã dẫn đến số lượng giảng viên cơ hữu của Bộ môn rất hạn chế và mỗi giáo viên phụ trách nhiều môn học. Khó khăn thì bộn bề nhưng đội ngũ giảng viên của Bộ môn NN&VH Ả Rập đã luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với sự giúp đỡ của Chính phủ Ai Cập, hàng năm đều có giáo viên tình nguyện người Ai Cập đến giảng dạy tại trường và nâng cao trình độ chuyên môn của các giáo viên Việt Nam.
Từ năm 2011, Bộ môn tiếng Ả Rập sát nhập vào Khoa NN&VH Phương Đông. Kể từ đó đến nay, Bộ môn đã có những bước tiến đáng kể. Số lượng giáo viên tăng lên là 10 giáo viên Việt Nam và 01 giáo viên nước ngoài. Từ năm 2012 trở đi, được sự đồng ý của Nhà trường, ngành tiếng Ả Rập bắt đầu tuyển sinh hai năm một khóa.
Bằng sự cố gắng của thầy và trò, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Ả Rập luôn đạt 100%. Những sinh viên đã ra trường hiện đang làm việc tại các cơ quan như các Đại sứ quán, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Công an, Interpol, TTXVN, và đại diện cho các công ty Xuất khẩu lao động…
Bộ môn tiếp đón Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ả rập Ai cập tại Việt Nam – ngài Youssef K.Hanna
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
– Giảng dạy các kỹ năng Thực hành tiếng Ả Rập như Nghe, Nói, Đọc, Viết cũng như các môn có tính chuyên ngành như Ngôn ngữ học Ả Rập nhằm giúp cho sinh viên có trình độ tương đối cao về ngôn ngữ, có khả năng học tập hoặc nghiên cứu tiếp trong tương lai.
– Giảng dạy các môn về nghiệp vụ dịch thuật như Phiên dịch, Biên dịch tiếng Ả Rập theo hướng thực hành bên cạnh các môn lý thuyết như Lý thuyết dịch, Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch. Do đó, khi ra trường, sinh viên có cả năng lực thực hành cũng như khả năng nắm vững nghiệp vụ của mình một cách có hệ thống.
– Ngoài các môn Thực hành tiếng và các môn học mang tính chuyên ngành đã nêu trên, sinh viên được học các môn về Văn hóa – Văn minh Ả Rập, Văn học Ả Rập, Đất nước học Ả Rập, … Tất cả các môn này đều được giảng dạy bằng tiếng Ả Rập. Điều đó trang bị cho sinh viên những kiến thức quan trọng về văn hóa xã hội, giúp sinh viên có thể đảm đương tốt những công việc sau này.
Sinh viên Bộ môn trong hội trại kỷ niệm 60 năm thành lập trường
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG
Bộ môn NN&VH Ả Rập có quan hệ tốt và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của nhiều Đại sứ quán các nước Ả Rập tại Việt Nam. Hàng năm, các Đại sứ quán luôn cung cấp học bổng cho sinh viên đi học tại nước ngoài. Có rất nhiều mức học bổng dành cho sinh viên trường như học bổng học 01 năm tại các trường đại học Ai Cập, Kuwait, Qatar hay học bổng học 02 tháng tại Oman.
Bên cạnh đó, các Đại sứ quán còn cung cấp sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy tiếng Ả Rập, cho phép sinh viên thực tập tại Đại sứ quán, mời sinh viên tham gia các sự kiện do Đại sứ quán tổ chức nhằm giúp cho sinh viên có thêm cơ hội giao tiếp, làm quen với phong tục tập quán Ả Rập.