Chân dung người phụ nữ Việt Nam được Tổng thống Nga Putin vinh danh
Cổng thông tin điện tử chính thức của Liên bang Nga vừa công bố danh sách những người nhận được giải thưởng Nhà nước của Liên bang Nga do Tổng thống Vladimir Putin trao tặng, trong đó có một công dân Việt Nam – PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh – cố vấn khoa học của Trung tâm Quỹ “Thế giới Nga” thuộc Viện Quốc tế của game bắn cá đổi thưởng ftkh
.
PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh (sinh năm 1938) là con gái của một gia đình cách mạng, bố là Tướng Nguyễn Chánh – nguyên Chính ủy kiêm tư lệnh liên khu V trong kháng chiến chống Pháp, mẹ là cụ Phạm Thị Trinh – một lão thành cách mạng từng làm Hội trưởng Phụ nữ khu V, ủy viên tỉnh ủy Quảng Ngãi… đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng nhất và nhiều huân chương cao quí khác.
PGS.TSKH Nguyễn Tuyết Minh.
Năm 1945, cô bé 6 tuổi Tuyết Minh được bà ngoại dẫn vào thăm mẹ bị giặc Pháp bắt giam tại một nhà tù ở Quảng Ngãi. Xót thương con gái rách rưới, gầy còm và nhất định không chịu rời mẹ, bà Phạm Thị Trinh đã tìm cách đưa con… vào tù để mẹ con được gần nhau.
Cho tới ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11.3 nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, các tù nhân trong nhà lao được trở về nhà. Sau đó, cô bé Tuyết Minh khi đó được về với ông bà để ba mẹ đi kháng chiến. Đầu năm 1953, theo chủ trương của trung ương gửi con em cán bộ đi học, cô bé Tuyết Minh khi đó được sang trường Thiếu nhi Việt Nam ở Quế Lâm (Trung Quốc) rồi lọt vào danh sách đoàn học sinh Việt Nam đầu tiên đi học ở Liên Xô. Tại đây, bà Tuyết Minh có hơn một năm rưỡi học tiếng Nga, rồi được phân công vào trường ĐH Sư phạm Lê Nin tại Matxcova.
Năm 1961, bà trở về nước và được phân công vai trò giảng viên tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 1962, giảng viên trẻ tuổi được chuyển sang ban Tiếng Nga, Khoa ngoại ngữ trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, sau đó thành Phó chủ nhiệm khoa, phụ trách chuyên môn đến khi nghỉ hưu.
PGS Tuyết Minh với một công trình nghiên cứu của mình.
Suốt thời gian giảng dạy và học tập, bà Tuyết Minh luôn coi công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học là đam mê của cuộc đời mình. Mặc dù về hưu, tuổi cao nhưng bà vẫn say sưa làm công tác nghiên cứu, bà từng chia sẻ: “Tôi vẫn đang bước trên con đường khoa học mà chưa biết điểm dừng. Trước kia nhanh hơn nhưng nay già thì đi chậm hơn, mò mẫm hơn. Trước kia đi giữa đường thì nay đi bên lề đường. Nhưng, tôi không thể không đi”. Con đường mà bà nói đến là con đường nghiên cứu ngôn ngữ Nga để phục vụ giảng dạy.
Bà từng tham gia công trình hợp tác giữa Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam với Bộ Đại học Nga về biên soạn bộ giáo trình tiếng Nga. Năm 1986, bà được mời tham gia làm bộ Đại từ điển Việt Nga. Đây là công trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga) và Ủy ban Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).