Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – những nhà báo cách mạng bậc thầy – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – những nhà báo cách mạng bậc thầy

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – những nhà báo cách mạng bậc thầy

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều là những nhà báo cách mạng bậc thầy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh và đặt nền móng xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Với ngòi bút sắc bén, nhiều tác phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả trong và ngoài nước.

————————–*****————————–

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam kể từ số báo Thanh niên đầu tiên xuất bản ngày 21-6-1925. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam đã luôn sử dụng báo chí như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng phong trào cách mạng, một trong những vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù. Qua đó, Người cũng đồng thời cống hiến trí tuệ, tài năng, tinh thần học hỏi, tự phấn đấu, rèn luyện cho sự phát triển của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.

Người khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam

Nhận thức được vị trí và ý nghĩa của báo chí trong xã hội, khi mới bước vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, Hồ Chí Minh đã kiên trì tập viết báo dưới sự giúp đỡ của những người bạn Pháp như Gaston Monmousseau (Tổng biên tập báo La Vie Ouvrière), Jean Longuet (nhà báo, nghị sĩ Quốc hội Pháp, cháu ngoại của K.Marx)… Người đã dùng những bài báo bằng tiếng Pháp đầu tiên của mình để tố cáo tội ác của chế độ thực dân. Chính việc làm báo và viết báo đã định hướng cho Hồ Chí Minh sự hiểu biết từng bước, dần dần sâu sắc hơn về quan điểm và lập trường chính trị.

Từ khi nước Việt Nam độc lập ra đời, trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước cho đến khi qua đời, công việc dù rất nặng nề nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian cho hoạt động báo chí và chăm lo bồi dưỡng thế hệ cán bộ làm báo. Người đã để lại cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, nền văn hóa Việt Nam nói riêng một dấu ấn đậm nét trên nhiều phương diện: Chính trị, văn học, lịch sử, tư tưởng, phong cách báo chí…

Trong di sản báo chí đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có các bài chính luận sắc sảo, đanh thép; những truyện kể giản dị, sinh động, hấp dẫn, những truyện ngắn, ký sự, phóng sự với nghệ thuật nhuần nhị, với cảm xúc tinh tế; những bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc… mà mỗi khi đọc lại chúng ta đều thấy rằng: “Tất cả những gì Người viết ra đều là sự phản ánh trung thực, hồn nhiên vẻ đẹp cao quý trong đạo đức, trí tuệ và tâm hồn của một nhân cách lỗi lạc, vì vậy tất cả đều hiện ra chân thực, giản dị, tự nhiên, vốn là những chuẩn mực tiêu biểu cho cái đẹp – cái hoàn thiện của con người”.

Bậc thầy về nghệ thuật viết báo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm giàu kho “tư liệu” của mình thông qua thói quen đọc báo hằng ngày và qua các chuyến đi thực tiễn địa phương, cơ sở. Từ thực tiễn đó, những bài báo của Người (với nhiều bút danh khác nhau) về các đề tài: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… đều nhất quán hướng đến mục tiêu chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bề dày của cuộc sống rèn giũa tư duy và luyện ngòi bút đã vun đắp cho Hồ Chí Minh có một kho kinh nghiệm làm báo, viết báo hết sức phong phú. Người đem những kinh nghiệm đó truyền lại cho các thế hệ làm báo qua nhiều bài nói, bài viết, đặc biệt là những buổi làm việc, đến thăm các tòa soạn, nói chuyện với các đại hội của Hội Nhà báo Việt Nam, viết thư nhận xét, góp ý kiến gửi các báo. Thông qua những lời căn dặn của Người, thông qua những tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh, đội ngũ những người làm báo Việt Nam đã học hỏi và được tiếp thêm kinh nghiệm, được truyền thêm sức mạnh trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam (9-1962).

————————–*****————————–

Trước khi ghi danh trong lịch sử quân sự thế giới bằng việc tổ chức các trận đánh thành công, “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” với vai trò Đại tướng, Tổng tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà cách mạng, một nhà chính trị luôn coi báo chí là một vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén. Cuộc đời làm báo gần 3/4 thế kỷ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực sự là “ngọn bút chiến binh” có tầm vóc chiến lược trên mặt trận tư tưởng – văn hóa của Đảng ta, đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Những tờ báo đầu tiên Võ Nguyên Giáp sáng lập và tổ chức.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giác ngộ lý tưởng cách mạng từ rất sớm để rồi không ngừng phấn đấu, rèn luyện vươn lên hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và cách mạng giao. Lý tưởng cách mạng và sự cống hiến cho cách mạng đã được ông thể hiện trong các bài báo của mình, trải dài từ các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Có thể nói, nhà báo Võ Nguyên Giáp đã truyền qua ngòi bút và trang giấy hơi thở của thời đại và giá trị thời đại, xu thế, bước đi của dân tộc về cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, về công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và những xúc cảm, tha thiết khi viết về Đảng, về nhân dân và đặc biệt là về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc các tác phẩm của Đại tướng, cuốn hút như được sống lại một thời kỳ hào hùng của đất nước, của dân tộc náo nức, xả thân vì sự nghiệp cao cả “độc lập – tự do – hạnh phúc”. Hấp dẫn bởi giọng văn hào sảng, khúc chiết, đầy cảm xúc truyền lửa cho người đọc. Thú vị và kính phục bởi sự hiểu biết bách khoa của một nhà giáo, nền tảng lý luận cơ bản và phương pháp tư duy sắc sảo, biện chứng chặt chẽ của một nhà chính trị, quân sự tài ba. Có thể nói, đây chính là nét riêng, là dấu ấn mang phong cách Võ Nguyên Giáp và thực sự là những “tiếng kèn” xung trận bởi tính sắc bén, sinh động và kịp thời.

Từ bài báo đầu tiên Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết ở tuổi 16 cho đến những bài báo khi ông đã bước vào tuổi cửu tuần vẫn luôn được công chúng đón đợi. Tấm gương làm báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ngời sáng, có sức lay động và truyền cảm hứng đối với các thế hệ làm báo Việt Nam hôm nay.

————————–*****————————–

Trên mặt trận báo chí, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một “ngòi bút” xuất sắc với phong cách viết rất điển hình: Trực tiếp suy nghĩ và hành động, đi sâu tìm hiểu thực tiễn quần chúng nhân dân.

Là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông thôn Trung ương nhưng hầu như Nguyễn Chí Thanh có mặt cả tháng liền với các hợp tác xã. Bài báo “Hoan nghênh Hợp tác xã Đại Phong” do ông viết đăng trên Báo Nhân Dân, trong 3 số liền (26, 27, 28-1-1961) trở thành một sự kiện trong đời sống chính trị của nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ. Đó chính là kết quả của hàng tháng trời trực tiếp lội ruộng cùng bà con nông dân, lăn lộn nghiên cứu thực tế tại các hợp tác xã, nông trường, đội sản xuất của vị đại tướng của nông dân.

Bài báo “Đánh thắng và bảo vệ mùa màng” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1, phát hành ngày 20-10-1950.

Trong thời kỳ công tác tại chiến trường miền Nam, ngòi bút của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho thấy độ sắc sảo qua những bài viết trên tờ Quân Giải phóng bàn về chiến lược đánh Mỹ dưới bút danh “Hạ sĩ Trường Sơn”.

Như bài nói chuyện của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hội nghị bạn viết trong quân đội đầu năm 1960 có nhấn mạnh: “Chúng ta nên hết sức học tập cách viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì cách viết của Bác dễ hiểu và rất Việt Nam”. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh còn học theo Bác Hồ trong cách viết, cách nói, nói sao cho ngắn gọn, dễ hiểu bằng những ví dụ, so sánh cụ thể, có hình ảnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Về cách đánh Mỹ, từ sáng tạo ở chiến trường, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã nhanh nhạy khái quát bằng hình ảnh rất dân dã, gần gũi: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Trong bài “Kế hoạch phản công chiến lược mùa khô của Mỹ đã bị đập tan, quân và dân miền Nam ta đã giành được thắng lợi lớn”, cũng là hình ảnh rất sinh động: “Âm mưu của Mỹ thâm độc, lực lượng quân sự của Mỹ rất to, cố gắng của chúng thật cao, tham vọng của chúng thật lớn. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn, có đại bàng gian ác thì có dũng sĩ Thạch Sanh”… Qua đó, có thể thấy sức hấp dẫn trong các bài viết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ được tạo nên bởi nội dung tư tưởng sắc bén, dám nhìn thẳng vào sự thật mà còn ở hình thức diễn đạt cụ thể, giàu hình ảnh, rất gần với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng.