Chương trình Toạ đàm “VNEI, Harvest Day” 2024 – Chia sẻ để tạo nên sức mạnh cộng hưởng trong hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp Quốc gia
Ngày 8/8/2024, Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và VNEI tổ chức chương trình “VNEI, Harvest Day” trong khuôn khổ chương trình Global Unlock 2024 – Innovation and Entrepreneurship Study tour in the Republic of Korea.
Chương trình có sự tham gia của đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC, Ban thường trực Mạng lưới VNEI, đại diện 13 trường Đại học tham gia chương trình Global Unlock 2024 – Innovation and Entrepreneurship Study tour in the Republic of Korea và các trường trong mạng lưới VNEI. Ngoài ra chương trình còn có sự tham gia của các cán bộ, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
Đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC, bà Tân Anh, Trưởng Ban phát triển Nguồn nhân lực đánh giá cao về hoạt động và kết quả đạt được của chương trình Global Unlock 2024 – Innovation and Entrepreneurship Study tour vừa qua tại Hàn Quốc. Tọa đàm ngày hôm nay sẽ là cơ hội để các trường ĐH CĐ trong Mạng lưới VNEI chia sẻ các kết quả thu hoạch được từ chuyến study tour vừa qua, để từ đó học hỏi vận dụng vào trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Bà Tân Anh cho biết, thành công của chương trình study tour Global Unlock 2024 sẽ là tiền đề để NIC và VNEI tiếp tục triển khai các chuyến study tour tiếp theo trong tương lai gần.
Tại chương trình, ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc BK Fund, BK Holdings, Thư ký Mạng lưới VNEI, đã tổng kết chương trình chương trình Global Unlock 2024 – Innovation and Entrepreneurship Study tour in the Republic of Korea với nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn. Xuyên suốt chuyến đi, đoàn đã được tham quan và học hỏi các mô hình đổi mới sáng tạo tại các Trường Đại học như Hanyang University và Ewah Woman University; mô hình ĐMST của tập đoàn SAMSUNG Innovation Museum, SK E&S; mô hình ĐMST của chính quyền Thành phố Seoul (Dongdaemun Fashion Industry and DX Program, Seoul Smart City Center, Seoul Startup Hub); Mô hình ĐMST từ Bộ Statup và SME; ngoài ra còn có mô hình của Korea International Trade, Mạng lưới ĐMST Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) và Next Challenge Foundation. Ông Hiệp nhấn mạnh “Hành trình tham quan trải nghiệm và học tập về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp tại Hàn Quốc” đã mang đến nhiều kiến thức, bài học kinh nghiệm bổ ích về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho các cán bộ, nhân viên tham gia.
Toạ đàm cũng được lắng nghe các báo cáo kết quả thu hoạch của đại diện 13 trường đại học tham gia chương trình Global Unlock 2024.
Phát biểu tại tọa đàm, cô Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đại diện nhóm 13 trường đại học tham gia chương trình bày tỏ niềm vinh hạnh và may mắn khi được tham gia chương trình Global Unlock 2024. Chương trình không chỉ là cơ hội để được tham quan học hỏi các mô hình ĐMST tại Hàn Quốc mà còn là cơ hội để kết nối, gắn kết với các chuyên gia về KN ĐMST trong và ngoài nước. Cũng trong báo cáo thu hoạch của mình, cô Kim Anh cũng nhấn mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên hỗ trợ KN ĐMST cần được chú trọng mạnh mẽ trong khối trường ĐH và CĐ, đóng góp một phần lớn vào hệ sinh thái ĐMST.
Ông Nguyễn Văn Vũ An, đại diện Trường Đại học Trà Vinh chia sẻ: “Hiện tại Trường ĐH Trà Vinh cũng áp dụng các mô hình đổi mới sáng tạo mới trong hoạt động ĐMST tại Nhà trường. Đây cũng là kết quả của chuyến đi Global Unlock 2024 vừa qua”. Ông An cũng đưa ra một số đề xuất để tăng cường việc giao lưu, kết nối học hỏi mô hình ĐMST với các đơn vị trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển chung của Hệ sinh thái.
Hội nghị cũng được lắng nghe những chia sẻ đến từ BambuUP, đơn vị đồng hành cùng tổ chức chương trình Global Unlock 2024. Chị Nguyễn Thị Tuyết, đại diện BambuUP chia sẻ: “Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho đội ngũ giảng viên – trực tiếp phụ trách giảng dạy & hỗ trợ sinh viên trong lĩnh vực khởi nghiệp & ĐMST là vô cùng quan trọng, BambuUP luôn sẵn sàng kết nối các nguồn lực để hỗ trợ tối đa cho hệ sinh thái thông qua các chương trình study tour”.
Bên cạnh đó, toạ đàm cũng được lắng nghe các trao đổi chia sẻ của thầy Lê Nguyên Đoan Khôi (Trường ĐH Cần Thơ), cô Nguyễn Thu Lệ Hằng (Trưởng Bộ môn Giáo dục Khai phóng – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHGQHN), anh Nguyễn Đức Cường VNEI và cô Nguyễn Thị Thảo (Trường ĐH Tây Nguyên) về các hoạt động hỗ trợ trong phát triển đội ngũ, đổi mới sáng tạo của đơn vị mình, đặc biệt là các khó khăn, thách thức của khối trường Đại học, Cao đẳng trong việc phát triển hoạt động ĐMST, KN cho đối tượng học sinh, sinh viên và Nhà trường. Đặc biệt, cô Lệ Hằng và thầy Lê Nguyên Đoan Khôi (Trường ĐH Cần Thơ) cũng chia sẻ đóng góp thêm về các chuyến study tour mà hai thầy cô trực tiếp tham gia đó là mô hình VIBE tại Ireland và mô hình Dự án thương mại hoá công nghệ của các trường Đại học tại Anh.
Chương trình toạ đàm là cơ hội kết nối giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, các tổ chức quốc tế và các trường đại học trong và ngoài nước để tạo cơ hội cho các trường phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.
Một số hình ảnh khác tại chương trình: