Chuyện nữ sinh 22 tuổi “phải lòng” tiếng Pháp 16 năm – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Chuyện nữ sinh 22 tuổi “phải lòng” tiếng Pháp 16 năm

Đối với Thùy Linh, tiếng Pháp là tình yêu và cũng là công cụ giúp em vươn ra thế giới cùng bạn bè năm châu. Theo Linh, ngoại ngữ là chìa khóa để “bước một chân” thành công vào môi trường toàn cầu.

Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1998) là sinh viên Đại học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 21 tuổi, Thùy Linh được kết nạp vào Đảng  Cộng sản Việt Nam nhờ thành tích nổi bật trong học tập và rèn luyện.

Hiện tại, Thùy Linh là Phó chủ tịch Hội sinh viên ĐH Ngoại ngữ phụ trách công tác Quản lý CLB, Tổ chức Sự kiện, Thi đua khen thưởng.

16 năm gắn bó với Tiếng Pháp

Chuyện nữ sinh 22 tuổi phải lòng tiếng Pháp 16 năm - 1
 

Linh nói: “Tiếng Pháp giống như “crush” vậy, khó khăn nhưng cũng đầy ngọt ngào”.

Trước đây, khi còn là một học sinh cấp 3, Thùy Linh đã là một nữ sinh năng động, học giỏi của ngôi trường danh tiếng THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Khi đứng trước ngưỡng cửa chọn lựa chương trình đào tạo đại học, Nguyễn Thùy Linh không do dự chọn ngành Ngôn ngữ và văn hóa Pháp của Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Linh chia sẻ: “Tính tới giờ em và tiếng Pháp đã đồng hành cùng nhau 16 năm rồi. Ngoài tiếng Pháp, em cũng học và sử dụng thêm Tiếng Anh như là ngôn ngữ 2.

Và dù không có khiếu nhưng em cũng rất quan tâm đến các ngôn ngữ khác như Hàn, Trung, Nhật nhưng chỉ để biết đủ để giới thiệu bản thân và hỏi đường thôi (cười)”.

Tiếng Pháp đến với cô gái Hà thành như một cơ duyên. Linh nhớ khi còn nhỏ ở trường tiểu học qua 1 bài kiểm tra nhỏ được vào “lớp chọn”. Đây là lớp duy nhất học Tiếng Pháp lúc bấy giờ ở trường tiểu học. Khi ấy, Linh còn chưa hiểu sự đặc biệt của ngôn ngữ này trong cuộc sống của em.

“Việc quyết định theo học Ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp tại trường Ngoại ngữ cũng là một sự lựa chọn đầy cảm tính tại thời điểm bước vào đại học.

Em nghĩ rằng mình không phải người có khiếu học ngoại ngữ nên tiếp tục trau dồi và phát triển thêm trong thứ “ngôn ngữ của tình yêu” ấy đến khi mình tự tin nhất có thể, đặt mình vào yêu cầu của nghề biên phiên dịch sẽ giúp em bứt phá giới hạn và tận dụng tối ưu nhất công cụ hữu hiệu này trong đời sống và công việc”, Linh nói.

Chuyện nữ sinh 22 tuổi phải lòng tiếng Pháp 16 năm - 2
 

Thùy Linh sở hữu rất nhiều thành tích đáng nể trong học tập và thường xuyên tham gia các hoạt động thúc đẩy văn hóa Pháp ngữ tại Việt Nam. Trong ảnh, em mặc áo dài Việt Nam đến tòa thị chính thành phố Strasbourg Pháp nhân chuyến trao đổi AMICIF.

“Đối với em, tiếng Pháp là tình yêu và cũng là công cụ giúp em vươn ra thế giới cùng bạn bè năm châu. Tiếng Pháp giống như “crush” (người mình thầm mến, theo đuổi – PV) vậy, khó khăn nhưng cũng đầy ngọt ngào. Thứ tình cảm chúng em dành cho nhau khó có thể giải thích một cách cụ thể được”, cô gái trẻ tâm sự.

4 năm đại học, 1 năm tuổi Đảng, Thùy Linh là một tấm gương thường được thầy cô khen ngợi và bạn bè ngưỡng mộ. Em có thành tích học tập loại giỏi trong 1 năm và 3 năm xếp loại xuất sắc, đạt nhiều danh hiệu như “Thanh niên tiêu biểu cấp cơ sở”, “Sinh viên có thành tích xuất sắc cấp Khoa”.

Ngoại ngữ là chìa khóa để bước một chân vào môi trường toàn cầu

Học rất giỏi tiếng Pháp nhưng Linh hiểu rằng ngoại ngữ là công cụ, cần có năng lực để tận dụng công cụ này.

Theo Linh, trong thời đại thế giới phẳng, thời kì hội nhập hiện nay, ngoại ngữ chính là chìa khóa để chúng ta bước một chân thành công vào môi trường toàn cầu.

“Bước chân còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và sự nỗ lực của từng cá nhân. Ngoại ngữ chính là cánh tay nối dài kết nối giữa người học (có khả năng sử dụng) với nhiều cơ hội rộng mở khác nhau thuộc nhiều ngành nghề đa dạng”, Linh nhận xét.

Chuyện nữ sinh 22 tuổi phải lòng tiếng Pháp 16 năm - 3
 

 Thùy Linh phát biểu về “Khung phẩm chất năng lực cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ” nhân Đại hội Đoàn toàn quốc năm 2019.

Điều này được chính Linh thể hiện khi là Đại sứ của trường đại học hỗ trợ tuyển sinh. Với tư cách là “đàn chị”, em đã tư vấn rất nhiều lần cho các em khóa dưới. Các bạn thường hỏi: “Học Tiếng Pháp ra ngoài thì làm gì, chẳng nhẽ lại chỉ dậy tiếng Pháp thôi ạ?”.

Thực tế đã chứng minh rằng những người học ngoại ngữ và học tiếng Pháp nói riêng sau khi học ra trường có thể thành công với nhiều nghề nghiệp khác nhau ngoài sư phạm như ngoại giao, biên phiên dịch, marketing, báo chí, kính tế, luật…

Cơ hội nghề nghiệp của người học ngoại ngữ tỉ lệ thuận với tính cầu tiến của người đó đối với mọi công việc liên ngành mà tiếng Pháp là một thành tố.

Luôn là người tiên phong, sẽ tốt nghiệp bằng kép

Thùy Linh tự miêu tả bản thân là một cô gái nhiệt huyết, bản lĩnh và linh hoạt. Em thích được nói lên tiếng nói của mình và dẫn dắt mọi người xung quanh.

Từ khi còn học phổ thông cho tới nay, Linh luôn ở vị trí lãnh đạo đội, nhóm, lơp. Việc luôn là leader giúp Linh có cơ hội đối mặt với nhiều tình huống và các cách giải quyết khúc mắc khác nhau. Đồng thời, em cũng rèn luyện được khả năng dẫn dắt và tầm nhìn, luôn giữ năng lượng tích cực và biết lắng nghe.

Chuyện nữ sinh 22 tuổi phải lòng tiếng Pháp 16 năm - 4
 

Linh vào Top 10 cuộc thi 10 ngày là Hiệu trưởng của ĐHQGHN, đoạt giải Bản lĩnh của cuộc thi.

Linh từng tham gia CLB MC trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam và có cơ hội làm Phó chủ nhiệm CLB. Sau khi dẫn dắt một số hoạt động, Linh đã có kinh nghiệm để biến mong muốn đứng trên sân khấu thành sự thật.

Trở thành MC không chuyên, tiếng Việt và tiếng Pháp giúp nữ sinh này gặp gỡ rất nhiều con người mới, học được rất nhiều bài học và góc nhìn mới. Nếu có cơ hội trong tương lai, Linh muốn phát triển chuyên sâu và làm MC song ngữ chuyên nghiệp như một đam mê và nghề tay trái của mình.

Ngoài ra, Linh còn có năng khiếu tranh biện. Mặc dù em không dám nhận rằng mình ăn nói sắc sảo nhưng em hiểu sức mạnh của ngôn ngữ và biết rằng khả năng phản biện phân tích là vô cùng cần thiết cả trong học tập và cuộc sống.

Tham gia các hoạt động tranh biện cũng giúp Linh nhận ra rằng trong một cuộc tranh luận mình nên làm gì và đích đến cuối cùng của cuộc đối thoại không phải là ai đúng ai sai mà đâu là giá trị lớn nhất cần quan tâm.

Nhờ chia sẻ những góc nhìn khác nhau, phản biện lẫn nhau, chúng ta sẽ giúp nhau có được những góc nhìn đa chiều hơn, từ đó đánh giá vấn đề một cách cẩn trọng nhất và đưa ra được một giải pháp hoặc đánh giá thích đáng.

Tiếp cận tranh biện từ năm cấp 3 cùng cơ hội tham gia “Trường Teen”  VTV7 em đã quen được rất nhiều người bạn mà đến nay vẫn là những người đồng hành và luôn sẵn sang trao đổi với em giúp đỡ em trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Chuyện nữ sinh 22 tuổi phải lòng tiếng Pháp 16 năm - 5
 

Linh sẽ tốt nghiệp bằng kép và trở thành đại biểu đại diện cho thanh niên Thủ đô tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác sắp diễn ra.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, Linh dành thêm thời gian để hoàn thành nốt bằng kép tại Khoa Luật – ĐHQGHN. Sau khi hoàn thành xong cả 2 chương trình, Linh mong muốn có thể học thêm một khóa học về Tiếng Pháp pháp lý hoặc cao hơn là Thạc sĩ ngành Luật hoặc Quan hệ quốc tế và học bằng tiếng Pháp.

Ngoài ra, cô gái năng động này cũng mong muốn tiếp tục thử sức với những cơ hội công việc linh hoạt, như là thư ký tại công ty thiết kế công trình thép BECM và học việc tại VOV5 – Ban tiếng Pháp.

Để nói lên niềm tin và quyết tâm hướng tới tương lai, Thùy Linh trích lời một bài hát mà em rất thích: “Tôi tin rằng niềm tin, nỗ lực của bạn không phải là sự viển vông. Tôi tin là như vậy.

Bình minh trước khi mặt trời mọc luôn là thời khắc tối tăm nhất. Nhưng đừng quên, những vì tinh tú bạn tìm kiếm chỉ xuất hiện trong màn đêm thăm thẳm” (Suga’s Interlude – Halsey ft Suga).