Cựu sinh viên game bắn cá đổi thưởng ftkh và trải nghiệm làm biên tập viên quốc tế
Dù tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều, nhưng các phóng viên, biên tập viên trẻ của báo Tin tức đã có những kỉ niệm và lăn lộn đáng nhớ trong quá trình tác nghiệp làm báo.
Biên tập viên Nguyễn Hồng Hạnh: Lần đầu BTV đi tác nghiệp hiện trường
Đã gần 4 năm là một mảnh ghép nhỏ bé trong đại gia đình Tin tức. Khi còn là cô sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh game bắn cá đổi thưởng ftkh Quốc gia Hà Nội, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ có được những kỷ niệm đẹp và kinh nghiệm phong phú của nghề báo như bây giờ.
Tháng 8/2014, khi được Thông tấn xã Việt Nam chính thức tuyển dụng vào vị trí Biên tập viên tiếng Anh và phân công về báo Tin tức, nghề báo đối với tôi là một điều gì đó khá mới mẻ. Ngoài khả năng dịch thuật tiếng Anh thì mọi kỹ năng viết tin bài tổng hợp, ngôn từ chuẩn mực báo chí, cách tìm đề tài, đặt tít sao cho vừa chính xác vừa hấp dẫn người đọc… tôi đều phải đi từ những bước đi đầu tiên, học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp trong tòa soạn. Từ một “kẻ ngoại đạo” với những câu từ ngô nghê, kết cấu bài viết còn lủng củng, với sự giúp đỡ của lãnh đạo phòng và các anh chị đồng nghiệp, tôi dần tiến bộ và trưởng thành hơn trong công tác chuyên môn.
BTV Hồng Hạnh (bên phải) trong một hoạt động giao lưu văn nghệ của báo Tin tức tại Hạ Long.
Mỗi ngày, thế giới lại chào đón chúng tôi – những biên tập viên phòng Quốc tế – bằng những tin tức mới mẻ, những diễn biến bất ngờ từ sự chuyển động không ngừng của cuộc sống khắp mọi nơi trên thế giới. Mỗi nhân viên phòng Quốc tế đều chịu trách nhiệm các ca trực trải dài từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Với các tuyến thông tin nóng được tòa soạn phân công như bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, tôi đã cùng các anh chị đồng nghiệp túc trực, tham gia làm live trên báo điện tử baotintuc.vn.
Không chỉ ngồi văn phòng làm bạn với máy tính và morat ngoại ngữ, tôi còn được trực tiếp ra hiện trường tác nghiệp như trong tuyến tin về đội tuyển U23 Việt Nam tham gia giải vô địch châu Á. Một mình “phục kích” khách nước ngoài ở phố Tạ Hiện xem trận chung kết U23 Việt Nam với U23 Uzbekistan, tôi mới thấm thía được nỗi vất vả của một phóng viên hiện trường. 7 tiếng đồng hồ vai đeo ba lô máy tính trĩu nặng, mặc áo mưa hết đứng chụp ảnh lại ngồi phỏng vấn, quay video qua điện thoại, nhận chỉ đạo liên tục từ sếp, rồi lại vội gửi tin ảnh về trong khi sóng mạng thì “chập chờn”. Quả thực ngày hôm đó đã cho tôi một trải nghiệm đầy thú vị.
Phóng viên Nguyễn Thu Trang: 5 ngày 5 bài báo về lũ miền Tây
Được đứng trong hàng ngũ phóng viên báo Tin tức – TTXVN ngay từ những ngày đầu bắt đầu vào nghề là sự may mắn của tôi. Nơi đây tôi đã được học cách viết, xây dựng nên những bài viết, loạt bài đầu tiên. Mỗi bài viết, chúng tôi được ban biên tập chỉnh sửa từng câu, từng chữ, lỗi sửa đỏ cả trang giấy, thậm chí nhận những lời phê bình nghiêm khắc nhưng chính nhờ đó mà lứa phóng viên trẻ chúng tôi dần trưởng thành.
Phóng viên Thu Trang
Trong quá trình làm việc tại báo Tin tức, tôi đã đạt được một số giải thưởng, mặc dù số lượng giải thưởng còn rất khiêm tốn, thế nhưng đối với tôi đó là những niềm vui không thể nào quên. Đó là những sản phẩm của tập thể báo Tin tức, tôi không thể hoàn thành những tác phẩm đó, nếu không có sự góp sức của ban biên tập cùng đồng nghiệp.
Trong số các giải thưởng, tôi ấn tượng nhất là giải A Giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2016 với loạt bài “Mòn mỏi ngóng lũ miền Tây”. Đây là loạt bài tôi thực hiện cùng đồng nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi vừa đi vừa viết, đi đến đâu, viết đến đó, đề cương liên tục thay đổi theo thực tế. Hơn một tuần, ngày nào cũng xuất phát từ 5 giờ sáng và kết thúc hành trình khi trời đã tối, dù rất mệt và áp lực rất lớn nhưng chúng tôi đều cố gắng vượt qua. Hàng ngày chúng tôi đều nhận được điện thoại hỏi han tình hình và định hướng công việc của ban biên tập. Nhờ đó, mà đều đặn trong 5 ngày, loạt bài viết 5 bài “Mòn mỏi ngóng lũ miền Tây” đã ra đời, mỗi bài báo là công sức của cả tập thể.
Với tôi, báo Tin Tức chính là gia đình thứ 2, nơi tôi đã gắn bó cả quãng thời gian tuổi trẻ của mình và cả sau này. Khi báo Tin Tức đã chuyển sang loại hình báo điện tử, chúng tôi – tập thể báo lại cùng nhau học hỏi những cách thể hiện mới, kỹ thuật mới để đem đến cho bạn đọc những bài viết hay và ấn tượng nhất.
Phóng viên Dương Nam Hoàng: Nhớ mãi hành trình Trường Sa
Trường Sa không còn xa khi tôi được đặt chân đến. Đó là những ngày đầu năm 2015, mùa biển động, tàu hải quân 996 đưa đoàn phóng viên, nhà báo chúng tôi tới trao quà Tết cho các chiến sĩ hải quân đang canh gác tại tuyến đảo phía Bắc, quần đảo Trường Sa. Nhớ lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó, tôi không thể nào quên mình đã phải khó khăn như thế nào. Đầu tiên là “vòng gửi xe” khi có rất nhiều “ứng viên” đăng kí đi công tác Trường Sa, tôi đã được ban biên tập báo Tin tức tin tưởng và chọn lựa đại diện cho báo Tin tức tham gia chuyến công tác này. Rồi hành trình gần 1 tháng còn thử thách chúng tôi bởi sóng và gió biển, một số người yếu đã “nằm bẹp”. Tôi may mắn hơn khi vẫn còn đủ sức để ra boong tàu ngắm biển hay xem câu cá.
Phóng viên Dương Nam Hoàng
Thú thực tôi biết đến Trường Sa qua những lời bài hát, hay các chương trình truyền hình. Vốn đam mê du lịch, khám phá những miền đất mới, tôi ao ước được đặt chân đến quần đảo này. Ước mơ đó chỉ trở thành hiện thực khi tôi trở thành phóng viên báo Tin tức. Tôi trân trọng từng ngày được ở trên đảo để trò chuyện với các chiến sĩ, chụp lại vẻ đẹp biển đảo quê hương… Cuối chuyến đi, tài sản tôi thu lại là hàng chục tin bài, album ảnh về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Khi về đến đất liền, nhiều người trong chúng tôi vẫn còn say sóng. Và đến bây giờ khi 3 năm đã trôi qua, những kỉ niệm về chuyến đi ấy vẫn còn sống mãi trong tôi.