Đề án Học tập qua trải nghiệm: Đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Đề án Học tập qua trải nghiệm: Đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo

Nhận thức rõ vai trò trọng tâm này, từ tháng 3/2018 Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã xây dựng Đề án Đổi mới công tác thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ cho sinh viên – hay còn gọi là Đề án học tập trải nghiệm trong giai đoạn 2018-2020. Đây được xem là bước đi đột phá của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Bản tin ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ về vấn đề này.

Hiện nay vấn đề giáo dục đại học có rất nhiều đề xuất về việc cải cách, thay đổi. Thưa thầy, tại sao Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN lại quyết định chọn vấn đề thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ làm trọng tâm thực hiện đổi mới?

Trong bối cảnh cạnh tranh trong giáo dục ngày một tăng lên, các yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục tăng theo đòi hỏi phát triển của xã hội, nhiệm vụ lớn đặt ra cho mỗi cơ sở đào tạo nguồn nhân lực là việc có cung ứng được hay không cho thị trường nguồn lao động chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao thương hiệu cũng như khẳng định giá trị của mỗi cơ sở giáo dục đại học. Ý thức sâu sắc được sự vận động của xã hội cùng với việc phát huy các tiềm lực đang có, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN gần đây chú trọng hơn vào công tác học sinh – sinh viên nhằm hoàn thiện sản phẩm “chuẩn đầu ra” của mình.

Tình trạng sinh viên các trường đại học đang đối mặt nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, khi hơn 60% các loại hình công việc mới ra đời so với trước năm 2000, đòi hỏi kỹ thuật cao (Navigos Search-VN, 2018) cũng đặt ra thách thức mới cho các cơ sở đào tạo đại học. Nhà tuyển dụng quan tâm tới không chỉ năng lực của ứng viên mà còn là khả năng bắt nhịp với môi trường và thái độ, ý thức đối với công việc. Chính vì thế, hoạt động thực hành, thực tập và hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm trở thành bước khởi đầu cho quá trình làm việc, tham gia thị trường lao động. Đó cũng là một môi trường giáo dục cho người học tình yêu lao động, yêu nghề đối với mỗi sinh viên. Quá trình này là một bước chuẩn bị cần thiết, quan trọng để người học có được những kiến thức và khái niệm cơ bản nhất về công việc tương lai của mình.

Nhận thức rõ vai trò trọng tâm này, từ tháng 3/2018 Nhà trường chúng tôi đã xây dựng Đề án Đổi mới công tác thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ cho sinh viên – hay còn gọi là Đề án học tập trải nghiệm trong giai đoạn 2018-2020.

Thầy có thể giới thiệu những nét chính trong công tác đổi mới của Đề án này được không?

Đề án này được xây dựng với mục đích thay đổi căn bản ý thức về hoạt động thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ để chuẩn bị cho cuộc sống nghề nghiệp sau này của sinh viên, giảng viên, nhà quản lý để làm sao cho mỗi sinh viên tốt nghiệp tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN không chỉ có tấm bằng tốt nghiệp mà còn có một bộ hồ sơ lưu lại những trải nghiệm thực tập, thực hành do chính mình xây dựng trong suốt thời gian học tập tại Trường.

Theo đề án, mỗi sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN sẽ được xây dựng một Hồ sơ thục tập riêng theo hướng tích hợp các hoạt động. Các hoạt động thục hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng bổ trợ sẽ được lồng ghép vào các hoạt động giảng dạy, hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hoạt động ngoại khoá trong Nhà trường. Những thông tin này sẽ được cập nhật đầy đủ và cụ thể trong Hồ sơ thực tập của từng sinh viên, phản ánh quá trình học tập và rèn luyện cũng như những kỹ năng các em đã tích lũy được trong suốt thời đại học. Hồ sơ thực tập sẽ là minh chứng rõ ràng đối với các nhà tuyển dụng về kinh nghiệm việc làm, khả năng thích nghi với môi trường làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường của mỗi sinh viên.

Từ đó, chúng tôi xác định những nội dung lớn cần phải làm gồm có: Thứ nhất: Tạo thay đổi căn bản về hoạt động thực hành, thực tập và đào tạo kỹ năng bổ trợ theo hướng đẩy mạnh việc tích hợp đào tạo kỹ năng bổ trợ trong chính hoạt động thực hành, thực tập; Thứ hai: Tăng cường sự tích cực của sinh viên trong việc tự rèn luyện kỹ năng bổ trợ, xây dựng thái độ làm việc nghiêm túc, và tính chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội thục tập, việc làm; Thứ ba: Nâng cao ý thức của cán bộ, giảng viên về vai trò đồng hành cùng sinh viên tạo điều kiện tối đa cho sinh viên; Thứ tư: Tăng cường kết nối doanh nghiệp, kết nối các cơ sở giáo dục đào tạo và đẩy mạnh xã hội hoá trong việc đào tạo kỹ năng bổ trợ và giới thiệu các hoạt động kiến tập, các công việc thực tập có trả lương.

Thầy vừa chia sẻ một trong những nội dung lớn của Đề án này là Hồ sơ thục tập, Thầy có thể chia sẻ thêm về Hồ sơ thục tập?

Như tôi đã nói ở trên, Hồ sơ thực tập chính là sản phẩm tổng hợp quá trình thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ của mỗi sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường, là minh chứng đối với các nhà tuyển dụng về kinh nghiệm việc làm, khả năng thích nghi với môi trường làm việc của mỗi sinh viên. Tiếng Anh chúng tôi thường gọi là Intern Porfolio, bởi sinh viên sẽ có quyền lựa chọn đưa những gì vào trong hồ sơ ấy, do đó, hồ sơ dày hay mỏng, phong phú hay nghèo nàn, sinh động hay tẻ nhật là do chính sinh viên quyết định.

Việc xây dựng Hồ sơ thực tập sẽ tạo ra một tâm thế mới. Tất cả các sinh viên sẽ biết rằng họ được tích luỹ toàn bộ những trải nghiệm của họ và được đánh giá cả quá trình. “Thực hành”, “thực tập” và “kỹ năng bổ trợ” là những khái niệm gắn liền với cuộc sống thực, bối cảnh thực, và những sinh viên tốt nghiệp phải được đánh giá bằng các hình thức kiểm tra đánh giá mới chứ không phải qua giấy bút như hiện nay. Việc đánh giá cân phải được thực hiện qua việc sinh viên kiến tạo ra sản phẩm, đo lường cả quá trình cũng như việc yêu cầu sinh viên bộc lộ quá trình học tập và tư duy của họ thông qua việc thực hiện kiểm tra đánh giá. Mô hình đánh giá thực tiễn (performance assessment) này cũng sẽ thúc đẩy cho sinh viên khát khao hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, ý thức hơn những nhiệm vụ họ phải làm trước khi tốt nghiệp.

Thông qua việc triển khai Đề án này, Nhà trường mong muốn xây dựng hình ảnh sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN như thế nào?

Chúng tôi vẫn thường tự gọi chúng tôi và cả sinh viên của mình là những game bắn cá đổi thưởng ftkh ers. Chúng tôi muốn đặt niềm tin hơn nữa vào sinh viên của mình, để chính các em sẽ là người chủ động – tích cực hoàn thiện mình trong quá trình học tập tại Nhà trường không chỉ kiến thức chuyên ngành cao mà còn cả kỹ năng thực tế tốt, để tăng cơ hội việc làm xây dựng tương lai cho mình tốt đẹp hơn. Nhà trường chúng tôi có trách nhiệm nỗ lực để xây dựng môi trường Giàu trải nghiệm để phát triển, nuôi dưỡng và ủng hộ các em sinh viên trên con đường hoàn thiện bản thân đó. Đúng theo phương châm “Creating Opportunities Together – Cùng nhau kiến tạo cơ hội”, chúng tôi mong là những sinh viên Uliser sẽ trở thành những thanh niên năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hóa.

Với mục tiêu như trên, diện mạo của Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ như thế nào và Nhà trường sắp tới sẽ triển khai những hoạt động gì cho Đề án?

Diện mạo của Trường ĐH Ngoại ngữ năm học tới đây sẽ sôi động hơn rất nhiều với các hoạt động kết nối doanh nghiệp, các lớp kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp, các hoạt động định hướng và cả các hoạt động tập thể trải nghiệm nữa.

Với 4 mục tiêu đã để ra, Trường ĐH Ngoại ngữ cần thực hiện 5 nhiệm vụ lớn: (1) Nghiên cứu, đề xuất thay đổi các cơ chế chính sách, các quy định liên quan đến hoạt động thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng bổ trợ, (2) Ban hành hướng dẫn, quy định về Hồ sơ thực tập; (3) Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng bổ trợ; (4) Mở rộng danh sách các địa chỉ thực tập; (5) Đẩy mạnh hoạt động thực hành, thực tập, rèn luyện kỹ năng bổ trợ theo hướng xã hội hoá và theo nhu câu của sinh viên. Hiện nay, chúng tôi đã ban hành Quy chế theo QÐ số 1955/ĐHNN ngày 14/9/2018 về công tác thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ; đồng thời chuẩn bị các văn bản hướng dẫn và đẩy mạnh công tác kết nối doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Bộ phận chuyên trách của Nhà trường là Phòng Chính trị và Công tác học sinh sinh viên – Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đang tích cực phối hợp với các đơn vị để triển khai việc thực hiện Đề án. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện đề án và truyền thông về đề án tới đông đảo các đơn vị từ giảng viên, cán bộ tới các bạn sinh viên, cựu sinh viên. Chúng tôi muốn Đề án này là một hoạt động trọng yếu của Nhà trường vì sinh viên – do sinh viên – và bởi chính sinh viên thực hiện.

Xin cảm ơn thầy!