ĐHQGHN tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

ĐHQGHN tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2017

Ngày 26/10/2017, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 và phương hướng tuyển sinh năm 2018.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học chính quy năm 2017; đại diện lãnh đạo Văn phòng và các Ban chức năng của ĐHQGHN, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, lãnh đạo các đơn vị đào tạo, đại diện Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên ĐHQGHN.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo cho biết, năm 2017, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tích hợp phương thức thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN vào trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia. Do vậy, ĐHQGHN tiếp nhận và sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đại học chính quy.

Với vai trò là đơn vị phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 theo đúng quy định của Quy chế thi THPT, ĐHQGHN đã cử 1.057 cán bộ/giảng viên có đủ tiêu chuẩn, kinh nghiệm tham gia công tác coi thi THTP quốc gia tại 32 điểm thi (trải khắp13 quận/huyện).

Về công tác tư vấn tuyển sinh, ĐHQGHN đã công bố thông tin hỗ trợ kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐHCQ năm 2017 trên website của Bộ Giáo dục & Đào tạo và ĐHQGHN để hỗ trợ thí sinh trong quá trình đăng ký dự thi dự thi, đăng ký xét tuyển; tư vấn chọn ngành/chương trình đào tạo cho thí sinh, phụ huynh học sinh qua điện thoại, email và các trang mạng xã hội (facebook); phối hợp với Báo tuổi trẻ tổ chức ngày hội Tư vấn tuyển sinh tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các tỉnh lân cận (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Yên Bái,…).

Nhìn chung, công tác tham gia tổ chức thi THPT quốc gia đã được các đơn vị thành viên/trực thuộc ĐHQGHN nghiêm túc triển khai, thực hiện đúng theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và Sở GDĐT Hà Nội. Các cán bộ/giảng viên tham gia tổ chức thi THPT đã phối hợp tốt với các cán bộ của địa phương, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế, không để xảy ra các sự cố hoặc sai sót đáng tiếc trong quá trình làm nhiệm vụ.

Năm 2017, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong triển khai phần mềm xác nhận nhập học (XNNH) đồng bộ hóa với hệ thống tuyển sinh, lọc ảo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhóm xét tuyển miền Bắc. Phần mềm XNNH giúp thí sinh nhanh chóng ghi tên nhập học vào đơn vị đã trúng tuyển trong ĐHQGHN theo đúng thời hạn quy định; góp phần đánh giá chính xác thông tin thí sinh nhập học vào đơn vị, từ đó có được chiến lược hỗ trợ thí sinh tốt nhất cũng như có được sự chuẩn bị sớm các phương án dự phòng.

Theo số liệu thống kê, ngay trong đợt 1, toàn ĐHQGHN đã số lượng thí sinh nhập học xấp xỉ gần 100% so với chỉ tiêu. Việc tổ chức xét tuyển nhận được sự chỉ đạo thống nhất, thông suốt, kịp thời, hiệu quả từ Ban Chỉ đạo tuyển sinh đến HĐTS, cán bộ tuyển sinh và cán bộ kỹ thuật. Các HĐTS tích cực, chủ động, triển khai công việc đúng kế hoạch, tuân thủ đúng quy chế, hướng dẫn, chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN, Ban Chỉ đạo tuyển sinh. Công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, xét tuyển được thực hiện đồng bộ, đầy đủ cho thí sinh trước và trong quá trình xét tuyển…

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng cần có sự điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu những ngành khó tuyển và tăng chỉ tiêu các ngành có nhu cầu xã hội cao. PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đề nghị, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và ĐHQGHN đối với các ngành khoa học cơ bản cũng như tiến hành xã hội hóa với các ngành có nền tảng từ các chương trình tiên tiến, quốc tế; phát triển các chương trình chất lượng cao thu học phí cao tương xứng với chất lượng đào tạo theo Thông tư 23.

Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, GS. Nguyễn Quý Thanh đề xuất phương án tuyển sinh theo nhóm ngành trong từng đơn vị và trong toàn ĐHQGHN; tăng cường quảng bá tuyển sinh trên mạng xã hội; có các chương trình học bổng để thu hút người học.

Nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị tập trung vào các vấn đề như: cần thiết xây dựng cổng thông tin về các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN; các biện pháp hạn chế tỉ lệ ảo trong quá trình xét tuyển; những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 và những giải pháp nhằm chuẩn bị tốt hơn cho kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2018…

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải biểu dương những nỗ lực của các cán bộ, bộ phận tham gia công tác tuyển sinh. Phó Giám đốc đánh giá, với nguyên tắc chung là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, ĐHQGHN đã thực hiện thành công kỳ tuyển sinh ĐHCQ đạt các mục tiêu đề ra: an toàn, chất lượng, nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng quy chế, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của toàn xã hội; đánh giá đúng năng lực người học; khách quan, chính xác, công bằng, minh bạch, thuận tiện; công bố kết quả nhanh; giảm chi phí, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội cả khâu thi và tuyển… Nhờ vậy, ĐHQGHN đã tuyển được các thí sinh chất lượng; nâng cao chất lượng giáo dục đại học và thương hiệu của ĐHQGHN.

Phó Giám đốc Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, kết quả tuyển sinh năm 2017 đã cho thấy các ngành của ĐHQGHN có sự phân tầng rõ rệt, qua đó thấy được sức thu hút của các ngành theo nhu cầu xã hội. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ và điều chỉnh phù hợp.

Năm 2018, Phó Giám đốc yêu cầu: cần thực hiện quảng bá và hướng dẫn tuyển sinh một cách đồng bộ, hiệu quả; nghiên cứu phương án xây dựng cổng thông tin tuyển sinh riêng nhưng có sự gắn kết, đồng bộ giữa với các đơn vị đào tạo và ĐHQGHN. Trong thời gian tới, ĐHQGHN tiếp tục phát huy các ưu điểm, tiếp thu ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà giáo, thí sinh, xã hội và rút kinh nghiệm từ kỳ tuyển sinh năm 2017, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, phương thức xét tuyển, thời gian nhập học theo hướng thuận lợi cho người học.

Năm 2017, ĐHQGHN tuyển sinh với 7.345 chỉ tiêu với 99 ngành/CTĐT bậc đại học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Luật học, Sư phạm và Y- Dược, trong đó có 5 ngành mới là: Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông, Kỹ thuật máy tính , Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản của Trường ĐH Công nghệ; ngành Sư phạm tiếng Hàn của Trường ĐH Ngoại ngữ và ngành Răng – Hàm – Mặt của Khoa Y Dược (CTĐT chất lượng cao theo đặc thù đơn vị) và 3 CTĐT chất lượng cao có học phí tính đủ chi phí đào tạo (đáp ứng Thông tư 23/2014 của Bộ GDĐT) là: Công nghệ Kỹ thuật Hoá học, Công nghệ Sinh học của Trường ĐHKHTN và Tài chính Ngân hàng của Trường ĐHKT.

Năm nay, ĐHQGHN xét tuyển theo 3 hình thức:

1. Thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định. Đồng thời, ĐHQGHN sử dụng 56 tổ hợp để xét tuyển vào đại học chính quy, trong đó: 10 tổ hợp môn theo khối thi truyền thống và 46 tổ hợp môn theo khối thi mới. Đối với các khối thi mới, các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN đặc biệt chú trọng sử dụng bài thi ngoại ngữ để xét tuyển nhằm đảm bảo năng lực ngoại ngữ cần thiết giúp thí sinh theo học tốt các chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra tương ứng quốc tế.

2. Thí sinh có kết quả thi ĐGNL còn hạn sử dụng đạt từ 70,00/140,00 điểm trở lên và chưa nhập học vào bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN;

3. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (A-Level) với tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);