GS.TS Nguyễn Hữu Đức: Nghiên cứu khoa học của Việt Nam có thể vượt qua giới hạn quốc gia
Nếu Việt Nam ta có nghiên cứu tốt, có phương thức xuất bản chuẩn mực, thì thông tin khoa học và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu vẫn có thể vượt qua giới hạn quốc gia.
Tại Việt Nam, sau một năm thử nghiệm, hệ thống dữ liệu trích dẫn khoa học Việt Nam (V-CitationGate) đã có thể cung cấp một số chỉ số ban đầu, hỗ trợ việc tra cứu, cung cấp thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của các lĩnh vực.
Để rõ hơn vấn đề này, PV đã có trao đổi với GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia HN người hướng dẫn triển khai ý tưởng.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức
Liên hệ mật thiết với công bố quốc tế, tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
PV: Được biết GS là một trong những người tiên phong cổ súy cho văn hóa công bố quốc tế ở nước ta. Tại thời điểm hiện nay, cộng đồng khoa học đang hướng đến công bố quốc tế, sao GS lại quan tâm đến công bố trong nước?
GS Nguyễn Hữu Đức: Tôi rất vui vì trong những năm qua vấn đề công bố các công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế đã được cộng đồng quan tâm và văn hóa công bố quốc tế đã được chú ý tại nhiều cơ sở nghiên cứu và trường đại học trong cả nước. Nhưng chúng ta vẫn đang còn một khoảng trống cơ bản, gần gũi và thiết thực hơn. Đó là vấn đề công bố khoa học trong nước.
Vấn đề này hoàn toàn có thể chủ động được, nhưng thực tế như thế nào? Hiện nay chúng ta chỉ có thể thống kê số lượng bài báo nhờ tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở gửi lên, còn chất lượng thì được đánh giá chủ quan theo phương pháp chuyên gia. Việc thống kê và phân tích đang rất bất cập.
Chúng tôi muốn khảo sát và từng bước hỗ trợ, hợp tác xây dựng hệ thống tạp chí để Việt Nam có một cơ sở dữ liệu khoa học phong phú và tin cậy, từng bước hội nhập bình đẳng với thế giới, đặc biệt về các tư liệu nghiên cứu Việt Nam học đương đại. Công bố trong nước không tách rời mà có liên hệ mật thiết với công bố quốc tế, tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
Website của hệ thống V-CiatationGate
PV: Vậy thông tin vui từ các phân tích đầu tiên của hệ thống thể hiện như thế nào, thưa GS?
GS Nguyễn Hữu Đức: Hệ thống V-CitationGate hiện nay mới kết nối được 52 tạp chí trong nước với khoảng 25 nghìn thư mục (xem //vcgate.vnu.raydowe.com). Đây là các tạp chí có trang web tương đối chuẩn mực, metadata của các bài báo có thể được nhận diện ít nhất bởi Google Scholar và hệ thống của chúng tôi.
Cũng như cách tiếp cận của ISI và Scopus, hệ thống này không chỉ đề cập đến số lượng bài báo, tác giả, địa chỉ cơ quan, mà đặc biệt quan tâm số lượng trích dẫn của các bài báo này. Kết quả bước đầu cho thấy, thống kê các bài báo công bố trên 52 tạp chí của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016 đã có tổng cộng 7.126 lần trích dẫn từ trong và ngoài nước, trong đó 3378 lần được trích dẫn (chiếm 48%) từ các tạp chí thuộc hệ thống ISI và Scopus.
Một số bài báo xuất bản trên các tạp chí này có số trích dẫn rất cao. Ví dụ như bài báo “” của nhóm tác giả Quang Huy đăng trên tạp chí có 257 trích dẫn.
Hoặc bài báo “” của nhóm tác giả đăng trên tạp chí có 40 lần trích dẫn và bài báo “” của nhóm tác giả đăng trên tạp chí cũng được trích dẫn 29 lần…
Rõ ràng, nếu Việt Nam ta có nghiên cứu tốt, có phương thức xuất bản chuẩn mực, thì thông tin khoa học và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu vẫn có thể vượt qua giới hạn quốc gia.
Đã có 4 tạp chí của Việt Nam gia nhập được hệ ISI hoặc/và Scopus.
PV: Trong khi chờ một số lượng thư mục lớn hơn nữa để có đánh giá tổng quát hơn về tình hình công bố trong nước, GS có thể thông tin cụ thể hơn về chất lượng của các tạp chí khoa học của Việt Nam?
GS Nguyễn Hữu Đức: Chất lượng của một tạp chí cần được đánh giá đầy đủ bởi các tiêu chí theo thông lệ quốc tế, từ tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức và xuất bản, đến mức độ đa dạng về địa lý của ban biên tập, phản biện, tác giả… Nhưng tiêu chí cơ bản, trực tiếp hơn cả vẫn là mức độ được đón nhận và sự tin cậy của cộng đồng khoa học.
Theo đó, số lần trích dẫn (cited times) và chỉ số ảnh hưởng (impact factor) đang được sử dụng phổ biến. Chỉ số ảnh hưởng của một tạp chí thường được tính theo số liệu trích dẫn trong 3 năm gần nhất.
Đối với các tạp chí của Việt Nam, do có những hạn chế riêng, chúng tôi đang tính theo số trích dẫn trung bình trong vòng 10 năm. Theo đó, Việt Nam đang có 19 tạp chí đã có tổng chỉ số trích dẫn trên 50 lần trở lên.
Xếp hạng tạp chí theo chỉ số trích dẫn trung bình (được nêu ở bảng dưới đây). Các tạp chí này thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhưng có thể đưa ra các nhận xét chung như sau:
– Bên cạnh 6 tạp chí có yếu tố hợp tác với các nhà xuất bản nước ngoài trong khâu xuất bản (trực tuyến), 13 tạp chí còn lại lọt top hoàn toàn bằng yếu tố nội lực.
– Đã có 4 tạp chí của Việt Nam gia nhập được hệ ISI hoặc/và Scopus.
– Tạp chí của Viện Hàn lâm KH&CN VN hợp tác với IOP, mặc dù mới thành lập từ năm 2010 nhưng có tổng số trích dẫn cao vượt trội.
– Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có 4 đại diện góp mặt.
Trong danh sách này có nhiều tạp chí có bề dày thời gian dài, nhưng cũng có một số tạp chí mới vốn chưa được đánh giá cao theo cách đánh giá truyền thống. Điều đáng lưu ý là, số tạp chí vốn đã được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đánh giá đến mức 01 điểm lần này còn thiếu vắng rất nhiều trong danh sách. Chúng tôi sẽ phối hợp với các tạp chí để tiếp tục cập nhật.
Bảng Chỉ số trích dẫn của một số tạp chí Việt Nam xuất bản trực tuyến giai đoạn 2006-2017:
TT | Tên tạp chí | Số bài | Trích dẫn | Trung bình | Ghi chú |
1 | 1 | 499 | 3364 | 6.74 | IoP: 2010
Scopus: 2010-2017 ISI: 2013-2016 |
2 | 2 | 67 | 304 | 4.54 | Springer: 2014 |
3 | 3 | 79 | 159 | 2.01 | |
4 | 1 | 309 | 410 | 1.33 | Springer: 2013
Scopus: 2013-2017 ISI: 2016-2017 |
5 | 1 | 424 | 566 | 1.33 | Springer: 2013
Scopus: 2013-2017 ISI: 2016-2017 |
6 | 1 | 317 | 304 | 0.96 | |
7 | 4 | 86 | 63 | 0.73 | Elsevier: 2016
ScienceDirect: 2016-2017 |
8 | 5 | 104 | 65 | 0.63 | |
9 | 6 | 128 | 69 | 0.54 | Springer: 2014
ISI: 2015-2017 |
10 | 4 | 349 | 185 | 0.53 | |
11 | 4 | 321 | 165 | 0.51 | |
12 | 4 | 339 | 161 | 0.47 | |
13 | 4 | 320 | 140 | 0.44 | |
14 | 1 | 416 | 129 | 0.31 | |
15 | 1 | 338 | 101 | 0.30 | |
16 | 4 | 555 | 122 | 0.22 | |
17 | 4 | 313 | 58 | 0.19 | |
18 | 1 | 909 | 152 | 0.17 | |
19 | 1 | 1012 | 112 | 0.11 |
1. Viện Hàn lâm KH&CN VN; 2. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; 3. Hội Vô Tuyến Điện tử Việt Nam;
4. game bắn cá đổi thưởng ftkh ; 5. Trường ĐH Kinh tế quốc dân; 6. Đại học Quốc gia Tp HCM.
PV: GS có thể nêu thêm một số chức năng của hệ thống V-CitationGate?
GS Nguyễn Hữu Đức: Đây là cơ sở dữ liệu thư mục (Bibliographic database), đồng thời sẽ là cơ sở phân tích, đánh giá khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (Scientometrics). V-CitationGate là nguồn thông tin minh bạch về năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học, sẽ được các Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục tham khảo và sử dụng khi tiến hành đánh giá kiểm định các trường đại học.
Phần mềm của hệ thống cho phép thực hiện các tìm kiếm, phân tích, thống kê và trích xuất thông tin khoa học ở các cấp độ khác nhau, từ tác giả đến đơn vị; chủ đề đến lĩnh vực, nhóm lĩnh vực; thời gian xuất bản đến mức độ hợp tác nghiên cứu… phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển.
V-CitationGate đang có kế hoạch thu thập, số hóa, kết nối và tích hợp từ các nguồn lưu trữ ở Việt Nam và nước ngoài để phát triển thành “thánh địa” phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu Việt Nam. Đây cũng là một tiếp cận để số hóa trí thức Việt.
PV: Xin GS nói rõ hơn về kế hoạch phát triển tiếp của hệ thống V-CitationGate?
GS Nguyễn Hữu Đức: Hiện nay, các tạp chí khoa học chỉ xuất bản bản in có số lượng đọc giả và chỉ số trích dẫn rất thấp, hiệu quả rất hạn chế. Việt Nam có gần 400 tạp chí, nhưng mới chỉ có 52 tạp chí có trang web tương đối chuẩn mực.
Một số đang tham gia xuất bản trực tuyến chung trên hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (VJOL). Tuy nhiên, có thể thấy tính chuyên nghiệp và chuẩn mực số hóa đều đang còn rất thấp. Công tác lưu trữ, thống kê, tìm kiếm còn rất bất cập.
Với kinh nghiệm từ hợp tác với NXB Elsevier và Scopus, V-CitationGate có thể tư vấn hoặc/và cung cấp công nghệ để các tạp chí trong nước xây dựng các trang web và vận hành theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Đặc biệt, còn có thể hướng dẫn, giúp đỡ tạp chí của các đơn vị theo yêu cầu, đảm bảo khả năng index vào nguồn Google Scholar và phát triển chỉ số trích dẫn. Từ có, có thể được kết nối vào V-CitationGate hoặc/và các hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học quốc gia và quốc tế khác.
V-CitationGate còn có thể hỗ trợ các tạp chí trong nước thiết lập định danh số DOI (Digital Object Identifier) cho các ấn phẩm khoa học gốc đăng trên tạp chí thông qua hệ thống Crossref do ĐHQGHN đăng ký và đại diện.
DOI tạo điều kiện cho việc gửi, truy xuất dữ liệu và nhận dạng số để kích hoạt, thúc đẩy liên kết bền vững và khả năng tìm kiếm các ấn phẩm khoa học gốc trên Internet. Các tạp chí có thể được cấp số DOI trực tiếp qua V-CitationGate.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Theo Dân Trí