Hướng tới xây dựng mô hình kiểu mẫu trong giảng dạy, nghiên cứu về Hàn Quốc học tại Việt Nam
Ngày 27/11/2019, Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Hiện trạng và triển vọng về đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng hệ thống đào tạo và nghiên cứu để phát triển ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam” (AKS Core Việt Nam) do Quỹ Phát triển Hàn Quốc học – Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung Ương (AKS – Hàn Quốc) tài trợ.Đến dự hội thảo có Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông, đại diện Quỹ AKS, BQL Dự án AKS Core Việt Nam, lãnh đạo và giảng viên Khoa NN&VH Hàn Quốc cùng đông đảo học giả trong và ngoài nước quan tâm đến chủ đề này. Hội thảo đặc biệt thu hút nhiều đại biểu quốc tế, nhất là Hàn Quốc, tham dự và trình bày báo cáo.
Phát biểu khai mạc, Trưởng khoa NN&VH Hàn Quốc Trần Thị Hường cho biết AKS Core Việt Nam thuộc dự án “Chương trình xây dựng đại học trọng điểm nghiên cứu Hàn Quốc học tại nước ngoài của Viện AKS”. Chủ đề của dự án lần này là “Xây dựng hệ thống giáo dục, nghiên cứu vì sự phát triển của Hàn Quốc học tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là xây dựng hệ thống giáo dục, nghiên cứu Hàn Quốc học nhằm tạo chỗ đứng và nhân rộng mô hình giáo dục, nghiên cứu Hàn Quốc học trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cũng tức là, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đang hướng tới xây dựng mô hình kiểu mẫu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam, sau đó sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho các đơn vị khác.
“Hiện nay, Trường ĐH Ngoại ngữ có đội ngũ giảng viên tiếng Hàn đông đảo lên tới 40 người, là cơ quan duy nhất trên cả nước đào tạo tiếng Hàn một cách có hệ thống từ bậc THCS đến sau đại học. Đây cũng là nguồn lực và nguồn tài nguyên lớn nhất để trường chúng tôi có thể trở thành cứ điểm của ngành giáo dục và nghiên cứu Hàn Quốc học. Chúng tôi tin chắc rằng các nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm của dự án nếu được triển khai từng bước theo đúng lộ trình, trung thành với mục tiêu, chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả kỳ vọng”, Giám đốc Dự án AKS Core Việt Nam Trần Thị Hường khẳng định.
Ông Jung Suk Won – Phó Giám đốc Quỹ Phát triển Hàn Quốc học – Viện AKS cho biết hội thảo này là thành quả của một phần nội dung trong dự án trường đại học trọng điểm được Quỹ Phát triển Hàn Quốc học tài trợ. Quỹ được thành lập từ năm 2007 bởi Chính phủ Hàn Quốc với mong muốn thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu Hàn Quốc học mang tính tiên phong và vượt trội. Tính đến nay, liên quan đến việc hỗ trợ về Hàn Quốc học ở nước ngoài, có tổng số 46 trường thuộc 19 nước đã được bồi dưỡng để trở thành trường đại học trọng điểm. Với dự án Mầm Hàn Quốc học cũng đã có 102 đơn vị thuộc 54 nước được nhận hỗ trợ. trong tương lai, Quỹ sẽ đi tiên phong trong việc hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu Hàn Quốc học một cách có hệ thống ở nước ngoài và đề cao năng lực Hàn Quốc học ở các trường đại học thông qua các dự án Mầm Hàn Quốc học và Hàn Quốc học trọng điểm.
“Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã tiến hành dự án Mầm Hàn Quốc học từ năm 2010 và đã xây dựng được nền tảng Hàn Quốc học. Từ động lực được tạo ra bởi những thành quả trong thời gian qua, dự án trường đại học trọng điểm về Hàn Quốc học năm nay của Nhà trường được khởi động chính là sự bắt đầu mới cho một bước tiến lớn hơn về phát triển Hàn Quốc học ở Việt Nam. Tôi kỳ vọng thông qua dự án đại học trọng điểm này, Nhà trường sẽ tạo lập được nền tảng giảng dạy, nghiên cứu Hàn Quốc học một cách chuyên nghiệp và có hệ thống để có thể bồi dưỡng nhân tài giáo dục, nghiên cứu có trình độ bậc cao cho ngành nghiên cứu Hàn Quốc”, ông Jung Suk Won chia sẻ.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông cho biết Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lịch sử đào tạo tiếng Hàn suốt 25 năm qua. Nhà trường đã đăng ký tham gia một số dự án của Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung Ương vào năm 2010, 2015 và mới đây nhất là dự án bồi dưỡng trường đại học trọng điểm về Hàn Quốc học ngoài Hàn Quốc. Đây là một dự án có quy mô và tầm cỡ của Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung Ương mở ra để hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu về Hàn Quốc học tại nước ngoài, và Nhà trường rất vinh dự là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn triển khai dự án này. Dự án được triển khai tại Việt Nam sẽ thúc đẩy, nâng cao chất lượng về giảng dạy, nghiên cứu Hàn Quốc học tại Trường ĐH Ngoại ngữ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hội thảo quốc tế về Hiện trạng và triển vọng về đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam tập trung bàn về hiện trạng thực tế và phương hướng triển khai đào tạo, nghiên cứu của ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam trong tương lai.
Hội thảo có 2 báo cáo đề dẫn do báo cáo viên Moon Ok-Pyo (Triển khai nghiên cứu Hàn Quốc học trên thế giới và bài toán Hàn Quốc học tại châu Á) và Lee Hai-Young (Hiện trạng và triển vọng về giảng dạy tiếng Hàn trên thế giới) trình bày. Sau đó là 15 báo cáo của các đại biểu trong nước và quốc tế.
Ban Quản lý Dự án AKS Core Việt Nam
Hội thảo có nhiều đề tài thú vị, có ý nghĩa nghiên cứu và ứng dụng cao như các báo cáo: Định hướng phát triển nghiên cứu và giảng dạy Hàn Quốc học tại Việt Nam (Trần Thị Hường), Phương án áp dụng lớp học thông minh trong giảng dạy Hàn Quốc học tại Việt Nam (Kim Jae-Wook), Tình hình nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam (Đỗ Phương Thùy – Lê Hải Yến), Hiệu quả ngoại giao công chúng của giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học (Chang Hye-Young), Mô hình xây dựng đề thi đánh giá năng lực tiếng Hàn bậc 3-5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, So sánh ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc đến đời sống của các đối tượng chuyên ngành Hàn Quốc và các đối tượng chuyên ngành khác tại Việt Nam (Cao Thị Hải Bắc),… Báo cáo của hai học giả đến từ Thái Lan, Campuchia cũng đem đến những góc nhìn về thực trạng hoạt động đào tạo Hàn Quốc học tại hai quốc gia này.
Hội thảo quốc tế về Hiện trạng và triển vọng về đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam khép lại sau một ngày làm việc tích cực.
Một số hình ảnh khác:
Lệ Thủy-Việt Khoa/game bắn cá đổi thưởng ftkh Media