Nghiệm thu thành công cấp Nhà nước Đề tài Tây Bắc
Đề tài Tây Bắc với bộ 35 sản phẩm (bao gồm 14 chương trình và 21 tài liệu) dành cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Du lịch, Ngoại vụ và Biên phòng vùng Tây Bắc để thực thi công vụ trong xu thế hội nhập quốc tế do game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN chủ trì đã được nghiệm thu thành công cấp Nhà nước với kết quả xuất sắc.
*Tin bài trên .
Sau khi nghiệm thu cấp cơ sở, Đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số KHCN-TB.26X/13-18 “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ công chức viên chức các ngành hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc” (Gọi tắt là Đề tài Tây Bắc) đã được nghiệm thu cấp Nhà nước vào ngày 26/4/2019.
Tham dự buổi họp hội đồng và nghiệm thu Đề tài có Chánh Văn phòng Tây Bắc, ĐHQGHN Nguyễn Thị Minh Phương; Đại diện Ban KHCN Trương Vũ Bằng Giang; Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh; Đại diện Bộ KHCN; Hiệu trưởng/Chủ nhiệm Đề tài Đỗ Tuấn Minh; Phó Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Long; Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông; Phó Chủ nhiệm Đề tài Nguyễn Lân Trung; các thành viên Hội đồng nghiệm thu và các cán bộ có liên quan.
Mở đầu buổi nghiệm thu, Hiệu trưởng/Chủ nhiệm Đề tài Đỗ Tuấn Minh, Phó Chủ nhiệm Đề tài Nguyễn Lân Trung, Thư ký Đề tài Nguyễn Thị Minh Tâm đã giới thiệu về đề tài, các công việc đã triển khai, những thay đổi và khó khăn trong quá trình thực hiện, mô hình bồi dưỡng thiết kế và sự khác biệt so với các mô hình đã có.
Theo đó, 5 mục tiêu chính của Đề tài là: Đánh giá được thực trạng năng lực và nhu cầu ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng vùng Tây Bắc; Xây dựng được cơ sở lý luận để thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và phương thức học tập trực tuyến và trực tiếp; Xây dựng được mô hình bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung Quốc) cho các đối tượng nêu trên để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế; Thí điểm thành công mô hình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng nêu trên tại các tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn; Hoàn thiện được mô hình để triển khai đại trà trong toàn vùng Tây Bắc.
Có 8 nội dung nghiên cứu lớn được tiến hành khi thực hiện Đề tài bao gồm: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, bộ công cụ đánh giá thực trạng năng lực tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng như nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ công chức, viên chức thuộc 4 ngành (ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng) ở vùng Tây Bắc; nghiên cứu thực tiễn, đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của 4 ngành đó sau khi đã hoàn thành xây dựng bộ tiêu chí và công cụ đánh giá; nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ để thực thi công vụ đối với công chức viên chức, cán bộ của 4 ngành; tập trung vào nghiên cứu phát triển chương trình xây dựng tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh; tập trung vào nghiên cứu phát triển chương trình xây dựng tài liệu giảng dạy bằng tiếng Trung; tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu thực tiễn, đánh giá khả năng đáp ứng của địa phương, của các ngành trong việc triển khai mô hình cũng như các chương trình; triển khai các lớp thực nghiệm mô hình, chương trình và tài liệu tại 2 địa phương là Lào Cai và Lạng Sơn, tại CSVC chuyên dụng phục vụ hoạt động thực hành Biên phiên dịch của ĐHNN-ĐHQGHN kết hợp các điểm thực địa tại Ninh Bình, và thực nghiệm kết hợp giới thiệu mô hình và các chương trình tài liệu mà nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng tại Học viện Biên Phòng và Trường Hải quan Việt Nam; nghiên cứu đề xuất các giải pháp và quy trình để nhân rộng mô hình nâng cao năng lực tiếng Anh và tiếng Trung ra các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc.
Sau hơn 1 năm triển khai, dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Trung Quốc) của các ngành và địa phương, nhóm nghiên cứu đề tài đã đạt được nhiệm vụ hoàn thành 5 mục tiêu nghiên cứu lớn đặt ra, hoàn thành việc kiến tạo mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức các ngành Hải quan, Ngoại vụ, Du lịch và Biên phòng để thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc và dựa vào mô hình đó để thiết kế, xây dựng lên 35 chương trình, tài liệu giáo khoa, học liệu, sách công cụ tra cứu phù hợp với từng đối tượng, nhằm hỗ trợ cán bộ viên chức các ngành nêu trên thực thi công vụ và dịch vụ trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc.
Ngoài các sản phẩm về Bộ tiêu chí, Bộ công cụ đánh giá, Báo cáo thực trạng năng lực và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ của cán bộ 4 ngành qua nghiên cứu thực tiễn, Báo cáo khoa học về cơ sở lý luận, Báo cáo tổng kết, Báo cáo kiến nghị, sản phẩm đào tạo và sản phẩm 4 bài báo đã công bố, bộ sản phẩm ứng dụng của đề tài bao gồm 11 sản phẩm dành cho cán bộ công chức viên chức ngành Hải quan (Chương trình và tài liệu bồi dưỡng năng lực tiếng Anh bậc 1 và bậc 2 dành cho đối tượng Hải quan; Chương trình và tài liệu bồi dưỡng năng lực tiếng Trung Quốc bậc 1 và bậc 2 dành cho đối tượng Hải quan; Sổ tay từ ngữ và tình huống thông dụng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc ngành Hải quan; Danh mục tên các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt-Anh-Trung); 4 sản phẩm dành cho cán bộ công chức viên chức ngành Ngoại vụ (Chương trình và tài liệu bồi dưỡng kỹ năng Biên-Phiên dịch và Lễ tân-Giao tiếp ngoại giao tiếng Anh-tiếng Việt dành cho đối tượng Cán bộ Ngoại vụ; Chương trình và tài liệu bồi dưỡng kỹ năng Biên-Phiên dịch và Lễ tân-Giao tiếp ngoại giao tiếng Trung Quốc-tiếng Việt dành cho đối tượng Cán bộ Ngoại vụ); 6 sản phẩm dành cho cán bộ công chức viên chức ngành Du lịch (Chương trình và tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực khai thác tư liệu và thực hành thuyết minh di tích lịch sử và danh thắng Việt Nam tiếng Anh và tiếng Trung Quốc dành cho đối tượng Cán bộ ngành Du lịch; Sổ tay từ ngữ và tình huống thông dụng tiếng Anh ngành Du lịch; Sổ tay từ ngữ và tình huống thông dụng tiếng Trung Quốc ngành Du lịch); 14 sản phẩm dành cho cán bộ công chức viên chức ngành Biên phòng (Chương trình và tài liệu bồi dưỡng năng lực tiếng Anh bậc 1 và 2 dành cho đối tượng Biên phòng; Chương trình và tài liệu bồi dưỡng năng lực tiếng Trung Quốc bậc 1 và 2 dành cho đối tượng Biên phòng; Sổ tay từ ngữ và tình huống thông dụng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc biên phòng). Mô hình bồi dưỡng Nhà trường thiết kế khác với các mô hình đào tạo ngoại ngữ chung hiện tại bởi nhấn vào tính chuyên biệt, gắn với tính địa phương và đối tượng cụ thể, theo phương pháp người biết nhiều dạy người biết ít.
Những sản phẩm của Đề tài Tây Bắc cho thấy sự nỗ lực to lớn của tập thể các chuyên gia, nhà nghiên cứu và giảng viên game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN. Khó khăn nhiều, kinh nghiệm có hạn, thời gian hoàn thành lại khá ngắn, tập thể các nhà nghiên cứu của trường đã chung sức chung lòng, với một quyết tâm rất lớn coi đây là một nhiệm vụ chính trị mà Nhà trường được giao phó, một tình cảm đặc biệt dành cho miền đất Tây Bắc địa đầu để hoàn thành đúng thời hạn tất cả các nhiệm vụ đặt ra.
Sau đó, Hội đồng nghiệm thu đã tiến hành công tác phản biện và đóng góp ý kiến để hoàn thiện Đề tài Tây Bắc. Các ý kiến phản biện đều đánh giá cao nội dung, ý nghĩa, tính ứng dụng, tiến độ triển khai của Đề tài. Đặc biệt, Đề tài gây ấn tượng bởi số lượng sản phẩm thu về.
“Nằm trong nhu cầu của thời hội nhập và mở cửa, Đề tài thể hiện sự công phu, nghiêm túc của nhóm nghiên cứu và về cơ bản đã đáp ứng theo hợp đồng đặt hàng, trong đó đặc biệt đáng chú ý có những sản phẩm được coi là vượt trội”, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp và đề nghị sâu sát đến từ phía Chủ tịch Hội đồng và các thành viên trong Hội đồng, Hiệu trưởng Đỗ Tuấn Minh khẳng định nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Đề tài.
Kết quả cuối cùng, Đề tài NCKH cấp Nhà nước mã số KHCN-TB.26X/13-18 “Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ công chức viên chức các ngành hải quan, Ngoại vụ, Du lịch, Biên phòng trong xu thế hội nhập quốc tế ở vùng Tây Bắc” đã được chấm điểm và đánh giá đạt loại Xuất sắc ở cấp Nhà nước.
Một số hình ảnh khác:
Lệ Thủy-Việt Khoa/game bắn cá đổi thưởng ftkh Media