Những thay đổi của Luật viên chức và thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Những thay đổi của Luật viên chức và thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA LUẬT VIÊN CHỨC VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020 (gọi tắt là Luật). Luật có nhiều điểm mới so với Luật viên chức năm 2010.

Việc thi thành kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm cũng có những thay đổi so với quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017.

Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ tóm tắt một số điểm mới cơ bản của Luật Viên chức và việc thi hành kỷ luật đảng viên được liệt kê dưới dạng bảng so sánh, như sau:

  I. LUẬT VIÊN CHỨC

STT

Nội dung

Theo quy định cũ

(Luật số: 58/2010/QH12: Luật viên chức)

Theo quy định mới

(Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14)

 

 

 

1.

 

 

 

 

Chính thức bỏ chế độ “biên chế suốt đời” với viên chức



 

Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.

 

 

Việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn hay còn gọi là “chế độ biên chế suốt đời” của viên chức chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.


Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng; được áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

 

 

2.

 

 

Nội dung đánh giá viên chức

 

Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức

Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:

a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

 

– Ngoài việc thực hiện các khoản b, c, d theo Điều 41 của Luật viên chức 2010.

 

– Bổ sung tiêu chí mới: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức đơn vị;

– Bổ sung: …theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

3.

Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

 

Điều 56.

1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

 

2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

 

 

 

 

 

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

 

4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

 

5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.

 

6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.

 

 

 

 

 

Luật số 52/2019 ngày 25/11/2019

Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 56 như sau:

“2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

 

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc.”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 II. THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM

1.

Thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Khoản 1, Điều 5 (Văn bản số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017)

Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Điều 9, khoản 7(Quy định số 22/QĐ-TW về công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng

ngày 28/7/2021)

 Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật…

2

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

(TT08/2013 của Bộ Nội vụ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

(TT03 của Bộ Nội vụ ngày 29/6/2021)

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên  theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật hành chính quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV. Cụ thể như sau:

a. Kéo dài 12 tháng đối với các trường  hợp

+ Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

+ Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

+ Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b. Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp

+ Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

+ Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

c. Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị

kỷ luật khiển trách.

d. Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV.

e. Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV này.