PGS.TS Bùi Hiền – Người không ngừng sáng tạo với tiếng Nga
Những người học tiếng Nga và yêu tiếng Nga hẳn biết được sự khiêm tốn về mặt số lượng sách giáo khoa, tài liệu học tập tiếng Nga trong hệ thống giá sách bày tại các thư viện hay cửa hàng sách hiện nay. Và trong sự khiêm nhường ấy, những cuốn sách của PGS.TS Bùi Hiền đóng vai trò chủ yếu.
Còn nhớ vào đầu những năm 90, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, người ta đổ xô đi học tiếng Anh, thì chúng tôi, những học sinh chuyên tiếng Nga vẫn tiếp tục niềm say mê rất trong sáng và bình dị của mình – học tiếng Nga – ngôn ngữ của Cách mạng tháng Mười, tiếng nói của Lênin vĩ đại. Không có điều kiện như học sinh chuyên ngữ ở Hà Nội, chúng tôi có rất ít sách và tài liệu tham khảo, nhất là từ điển. Năm 1992, khi bác tôi – một giảng viên môn Toán của Đại học Bách khoa vừa hoàn thành luận án tiến sĩ ở Nga về tặng tôi bộ “Từ điển Nga – Việt”, 2 tập, tôi đã vui sướng hét lên vì học sinh tỉnh lẻ như tôi kiếm đâu ra những cuốn từ điển quý như thế. Mỗi lần sử dụng tôi lại thầm cảm phục các tác giả đã biên soạn ra cuốn từ điển này.
Còn nhớ vào đầu những năm 90, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, người ta đổ xô đi học tiếng Anh, thì chúng tôi, những học sinh chuyên tiếng Nga vẫn tiếp tục niềm say mê rất trong sáng và bình dị của mình – học tiếng Nga – ngôn ngữ của Cách mạng tháng Mười, tiếng nói của Lênin vĩ đại. Không có điều kiện như học sinh chuyên ngữ ở Hà Nội, chúng tôi có rất ít sách và tài liệu tham khảo, nhất là từ điển. Năm 1992, khi bác tôi – một giảng viên môn Toán của Đại học Bách khoa vừa hoàn thành luận án tiến sĩ ở Nga về tặng tôi bộ “Từ điển Nga – Việt”, 2 tập, tôi đã vui sướng hét lên vì học sinh tỉnh lẻ như tôi kiếm đâu ra những cuốn từ điển quý như thế. Mỗi lần sử dụng tôi lại thầm cảm phục các tác giả đã biên soạn ra cuốn từ điển này.
Được biết, PGS.TS Bùi Hiền cũng là một trong những tác giả của nhiều bộ từ điển khác tương tự, mà năm 1996 tôi mới có cơ hội được gặp mặt ông trong buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN, nơi tôi đã học tập và công tác từ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Vào thời gian đó ông đã nghỉ hưu, nhưng với các thế hệ sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nga, ông luôn là người thầy kính yêu và gần gũi. ấn tượng đầu tiên tôi cảm nhận được từ thầy là tình cảm trìu mến ông dành cho các lớp học trò. Có người được học thầy trên giảng đường đại học, có người được thầy giúp đỡ làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. Dù là ai đi nữa thì tất cả đều có chung một niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với người thầy nhân từ, hết lòng vì học sinh của mình. Mái tóc thầy đã bạc và khuôn mặt đã mang biết bao dấu ấn thời gian, song những cảm xúc của một thời tuổi trẻ gian khó nhưng đầy mơ ước, nhựa sống và tình yêu với tiếng Nga dường như luôn sống động trong trái tim ông.
Đó là thời điểm Hà Nội vừa được giải phóng, nước ta cần khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Nước ta rất cần sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế mà trước hết là Liên Xô. Tuy nhiên trước đó ở Việt Nam không ai dạy tiếng Nga và có rất ít người biết tiếng Nga. Vì vậy, vào năm 1955 Chính phủ quyết định thành lập Trường Ngoại ngữ (thường gọi là Trường Ngoại ngữ Bạch Mai) đóng tại khu Học xá Đông Dương giảng dạy hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc. Nói là trường nhưng thực ra chỉ có vài dãy nhà ngói, lợp thô sơ, tạm bợ vì phải làm gấp cho kịp ngày khai giảng. Chỉ sau cơn bão mạnh tháng 9-1955 mái nhà tróc gần hết, đa số cánh cửa bị hư hỏng nặng, cột nhà siêu vẹo. Vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Khoa tiếng Nga ở Bắc Kinh về nước, ông trở thành một trong những giáo viên tham gia giảng dạy khoá tiếng Nga đầu tiên ở Việt Nam.
Ông vừa trực tiếp giảng dạy vừa kiêm luôn chức vụ Trưởng ban Nga văn của Trường Ngoại ngữ. Thời gian đầu hết sức khó khăn do thiếu sách giáo khoa, tài liệu và kinh nghiệm. Thầy cùng các đồng nghiệp vừa giảng dạy vừa biên soạn giáo trình. Đến năm 1958, khi Trường Ngoại ngữ sát nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông tiếp tục giữ chức vụ Chủ nhiệm khoa Nga văn. Sau khi trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở bốn khoa Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp tách ra từ Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1974 ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng. Từ năm 1978 đến năm 1993, ông là cán bộ nghiên cứu, Trưởng ban Ngoại ngữ, Viện phó Viện Nội dung và Phương pháp dạy – học phổ thông thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Sau đó ông nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy cho đến nay.
Với vốn kiến thức phong phú về tiếng Nga tích luỹ được qua nhiều lần đi tu nghiệp, là một trong những nghiên cứu sinh Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án phó tiến sĩ về tiếng Nga ở MGU (Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp) ông đã đem hết tài năng và nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đất nước. Có thể nói ông đã góp công sức vô cùng lớn lao trong việc đặt viên gạch đầu tiên xây dựng ngành Nga học ở Việt Nam. Kiên định, lại có lòng tin vững chắc vào lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, PGS.TS Bùi Hiền cùng tập thể Khoa Nga trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau thuộc game bắn cá đổi thưởng ftkh Hà Nội trong những 60, 70 của thế kỷ trước đã phấn đấu đạt được danh hiệu Khoa tiên tiến thời kỳ chống Mỹ 3 năm học liền (1965-1966, 1966-1967, 1967-1968). Khoa đã đào tạo được thế hệ các nhà Nga ngữ, giáo viên, phiên dịch tiếng Nga tài năng. Hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc đóng góp hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đã về thành lập Bộ môn tiếng Nga trong các trường đại học, cao đẳng và cấp III trên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhiều sinh viên của ông đã sát cánh bên các chuyên gia quân sự Liên Xô chiến đấu dũng cảm trên các trận địa tên lửa, sân bay, bắn rơi máy bay Mỹ. Nhiều người trong số họ đã ngã xuống, hiến dâng tuổi thanh xuân với biết bao mơ ước cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Một số khác được ở lại tiếp tục học tập và trưởng thành. Nay có nhiều người đã là giáo sư, phó giáo sư trở thành những cán bộ quản lý chủ chốt ở nhiều trường đại học, ban, ngành, từ Trung ương đến địa phương.
Hơn 40 năm liên tục công tác, vừa trực tiếp đứng trên bục giảng, vừa làm cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu ngoại ngữ, biên soạn giáo trình, ông thực sự là một nhà giáo tâm huyết, nhà khoa học tài năng, cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, hết mình với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ tiếp theo.
Những người học tiếng Nga và yêu tiếng Nga hẳn biết được sự khiêm tốn về mặt số lượng sách giáo khoa, tài liệu học tập tiếng Nga trong hệ thống giá sách bày tại các thư viện hay cửa hàng sách hiện nay. Và trong sự khiêm nhường ấy, những cuốn sách của PGS.TS Bùi Hiền đóng vai trò chủ yếu. Ông là tác giả của gần 28 cuốn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách đọc thêm tiếng Nga cho trường phổ thông, 4 bộ từ điển các loại, trong đó có bộ “Từ điển giáo khoa Nga – Việt” dày 1.800 trang được gắn hai Huy chương quốc tế là “Bussiness initiative directions” và “International gold star for quality”. Đặc biệt đáng chú ý làbộ sách giáo khoa “Tiếng Nga cho trường phổ thông” 7 tập gồm 21 cuốn mà ông đã cùng GS. Via-chút-nhép đồng chủ biên. Đây là món quà hợp tác do Chính phủ Liên Xô tặng Chính phủ Việt Nam và được giới trí thức Việt Nam đón nhận nhiệt tình và đánh giá “là bước ngoặt trong phương pháp giảng dạy và biên soạn giáo trình học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng ở Việt Nam, thay thế sách học theo phương pháp ngữ pháp phiên dịch văn bản sang cách học theo phương pháp giao tiếp”, đặt nền tảng cho phương pháp học ngoại ngữ đến tận ngày nay. Cùng với đó là 6 quyển chuyên khảo về các lĩnh vực giáo dục, 6 tác phẩm dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt, 117 bài nghiên cứu, 32 bài báo đăng trên tạp chí, kỷ yếu khoa học, báo chí trong và ngoài nước. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng II; Huy chương Puskin vì thành tích truyền bá tiếng Nga; Huy chương “Cán bộ ưu tú ngành xuất bản Liên Xô”.
Trong cuộc đời ông, kỷ niệm đáng nhớ nhất là được gặp Bác Hồ vànghe Bác khuyên bảo: “Người Cách mạng phải học tiếng nói của Lênin”. Chính vì vậy dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, trong lúc nhiều giáo viên và học sinh rời bỏ tiếng Nga, nhưng với tầm nhìn biện chứng của một nhà khoa học, PGS.TS Bùi Hiền vẫn vững tin vào vị thế và vai trò của tiếng Nga trên trường quốc tế và những ảnh hưởng của tiếng Nga và văn hoá – khoa học Nga đối với khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá của nước ta về lâu dài. Do đó, từ hơn 10 năm nay, dù đã nghỉ hưu, ông vẫn không ngừng nghiên cứu và sáng tạo để cùng đồng nghiệp hoàn thành cuốn Giáo khoa Nga – Việt kể trên vào đúng dịp Tổng thống V.Putin sang thăm Việt Nam (2001) và đang gấp rút hoàn thành cuốn “Từ điển giáo khoa Việt – Nga” (khoảng 1.500 trang với 20.000 từ) vào cuối năm 2006. Sự ra đời của 2 bộ từ điển này là sự thể hiện cụ thể về loại hình từ điển mới – Từ điển giáo khoa – phục vụ việc dạy, học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng theo nguyên tắc tối thiểu hoá vốn từ vựng cơ bản của ngôn ngữ và tích cực hoá chúng bằng nhiều kiểu kết hợp từ ngữ nhằm giúp người học thu được hiệu suất cao nhất trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.
Cũng trong thời gian này ông vẫn tiếp tục tham gia gia giảng dạy cao học, nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội cũ – ngôi trường mà ông đã góp phần đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng cách đây 50 năm) và game bắn cá đổi thưởng ftkh Hà Nội. Tôi thật may mắn được là học trò của ông sau khi thi đỗ vào hệ đào tạo thạc sĩ ngành tiếng Nga khoá 12 của trường. Ở độ tuổi ngoài thất thập, ông vẫn giữ được tác phong nhanh nhẹn, cách làm việc nghiêm túc và khoa học rất chuẩn mực. Giờ học của chúng tôi bắt đầu vào 8 giờ sáng, nhưng chưa khi nào chúng tôi đến trước thầy của mình, dù ông sống trong một căn hộ tập thể ở Thanh Xuân Bắc cách game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN gần chục cây số và đến lớp bằng xe đạp. Đó cũng chính là cách ông tập luyện để rèn luyện sức khoẻ. Dường như năm tháng và tuổi tác không ảnh hưởng nhiều đối với bản thân ông. Tâm huyết với con đường đã chọn, ông vẫn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo để truyền lại cho thế hệ đi sau những kiến thức và kinh nghiệm phong phú mà ông đã tích luỹ được trong suốt cuộc đời lao động không mệt mỏi, đầy gian khó mà cũng đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.
Theo: Nguyễn Thanh Tú – ĐHNN [100 Năm Đại Học Đông Dương]