PGS.TS Bùi Hiền: “Tiếng Nga là công việc suốt đời tôi” – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

PGS.TS Bùi Hiền: “Tiếng Nga là công việc suốt đời tôi”

Với PGS.TS Bùi Hiền*, đến với nghề nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga như là một cơ duyên không thể cưỡng. Và ông gắn với nghề không chỉ là việc chăm chăm hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà hơn hết, còn bằng tình yêu, sự say mê, để rồi ông quyết tâm gắn bó đến trọn đời, như ông từng nói: “Tiếng Nga là công việc suốt đời tôi”.

Đến với tiếng Nga

Bùi Hiền mồ côi mẹ từ 6 tuổi, đến năm 12 tuổi bố cũng qua đời. Gia đình gặp nhiều khó khăn, chỉ trông vào 3 mẫu ruộng, làm vừa đủ ăn, một mình mẹ kế không thể nuôi 5 con nên Bùi Hiền phải bỏ học. Nhưng theo truyền thống, Bùi Hiền là trưởng họ nên được họ hàng giúp đỡ cho đi học. Đồng thời may mắn là những năm 1947-1948, trường Hùng Vương sơ tán từ thị xã Phú Thọ về gần nhà của Bùi Hiền ở xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, từ năm 1948, Bùi Hiền được đi học tiếp, học buổi sáng, chiều về phụ giúp mẹ làm ruộng. Khi đi học trở lại, Bùi Hiền vào học lớp đệ nhất trung học, do đã nghỉ học hai năm nên học yếu và bị đội sổ.

Ý thức được hoàn cảnh gia đình và nhiệm vụ của bản thân là học tập, Bùi Hiền đã luôn cố gắng hết mình trong học tập đồng thời tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Bùi Hiền được tham gia tổ học tập, có nhiệm vụ kèm cặp, giúp đỡ nhau. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà các thành viên trong tổ phải giúp đỡ nhau làm bài tập, ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp. Nhờ vậy, Bùi Hiền theo kịp các bạn trong học tập, và dần dần có thể giúp đỡ các bạn học kém hơn. Vì vậy mà Bùi Hiền được thầy giáo giới thiệu vào diện đối tượng kết nạp Đoàn. Trước khi kết nạp Đoàn, Bùi Hiền được học tập về chủ nghĩa Mác do chi bộ nhà trường tổ chức. Đến nay, PGS Bùi Hiền vẫn ấn tượng với hai tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông được đọc và nghe giảng, đó là Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịchSửa đổi lối làm việc. Điều đó đã giúp cho ông sớm hình thành nên ý thức, tư tưởng và đạo đức cách mạng. Đầu năm 1951, Bùi Hiền chính thức được kết nạp vào Đoàn thanh niên lao động, được phân công phụ trách đội thiếu nhi và là thành viên Ban chấp hành Hiệu đoàn của trường, phụ trách lao động.

Năm 17 tuổi, Bùi Hiền chuẩn bị lên học lớp bảy[1], lúc này máy bay Pháp thường ném bom dọc đường sắt chạy qua xã Vĩnh Chân, để an toàn cho việc dạy và học, trường Hùng Vương phải chuyển sang bên kia sông Hồng, thuộc xã Văn Bán, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ – cách quê mẹ đẻ của Bùi Hiền khoảng 3-4km (ở xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê), nhưng cách nhà hơn 10km. Vì muốn tiếp tục đi học nên Bùi Hiền phải theo sự sắp xếp của họ hàng và gia đình mà lấy vợ sớm. Sau lễ cưới, Bùi Hiền chuyển sang quê ngoại ở và đi học, còn vợ mới cưới thì ở lại cùng gia đình nhà chồng làm ruộng. Bùi Hiền được các bác, cô, dì bên ngoại cùng góp sức nuôi ăn học, người thì may cho quần, người may áo, cơm thì có gì ăn nấy. Tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn! Thứ nhất là tôi được mẹ kế và họ hàng nuôi ăn học, không có họ tôi không thể đi học được. Thứ hai là trường chuyển đi cách nhà hơn 10km, nếu muốn học thì phải ở trọ, phải có tiền, như vậy chỉ có nhà khá giả mới có thể cho đi học, với nhà tôi thì không thể, nhiều bạn của tôi phải bỏ học. Nhưng may mắn là trường chuyển đúng về quê ngoại của tôi, điều đó ví  như là đem trường đến cho mình vậy, cứ thế học thôi[2] PGS Bùi Hiền chia sẻ. Nhờ không ngừng nỗ lực mà đến cuối năm học lớp bảy thì Bùi Hiền đã vươn lên thuộc tốp đứng đầu của lớp, học giỏi các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa.

Năm 1953, Bùi Hiền nằm trong danh sách được cử đi học tiếng Nga tại Trung Quốc. Cái duyên với tiếng Nga bắt đầu từ đây. Sau 3 tháng chỉnh huấn (từ tháng 5 đến tháng 7-1953) ở chiến khu Tân Trào thuộc Tuyên Quang (gần sông Gâm), Bùi Hiền đã dần thấm nhuần việc học là để phục vụ nhân dân, đất nước. Ông tự hỏi: vì sao mình được đi học, ai nuôi mình học? và ý thức được rằng bản thân phải học thật tốt để xứng đáng với nhiệm vụ nhà nước và nhân dân giao cho. Do đó, mặc dù được phân công không đúng nguyện vọng và sở trường (ông học tốt và yêu thích các môn toán, lý, hóa, nguyện vọng ban đầu là được theo ngành khoa học tự nhiên, nhưng lại được cử đi học tiếng Nga), Bùi Hiền vẫn rất vui vẻ chấp hành. Đến tháng 8 năm đó, Bùi Hiền cùng 19 học sinh lên đường sang Trung Quốc.

Đến Bắc Kinh, Bùi Hiền và nhóm học sinh được phân về trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh học khoa Nga. Khoa Nga của trường đào tạo giáo viên và phiên dịch tiếng Nga, giáo viên giảng dạy là người Nga. Điều kiện ở đây chỉ kém so với việc được học ở Liên Xô là không có môi trường trực tiếp giao lưu với người Nga. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn phải học tiếng Trung, trước hết để giao tiếp, nhưng mục đích chính là để có thêm một ngoại ngữ, thêm một công cụ phục vụ công việc. Bùi Hiền chưa có phương pháp mà chủ yếu là cần cù, học theo sở thích, và thấy cái gì khó thì lao vào học và giải quyết. Bùi Hiền dùng sách dạy tiếng Nga của Trung Quốc nên vừa có tiếng Nga, vừa có tiếng Trung để học, nhờ vậy cùng lúc ông học được cả hai thứ tiếng. Phương pháp vẫn là theo cách đọc dịch từng cụm từ và học các quy tắc ngữ pháp của từng ngôn ngữ. Lợi thế của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung là được giao tiếp hàng ngày, cuối tuần đi khiêu vũ cùng bạn Trung Quốc và xem phim tiếng Trung… nên khá tự tin. Tiếng Nga thì ít có điều kiện giao tiếp hơn, chủ yếu giao tiếp cùng thầy cô nên Bùi Hiền còn rụt rè, nhưng do là ngành học chính nên số giờ và số môn học nhiều hơn, vì vậy Bùi Hiền đã tích lũy được vốn tiếng Nga tương đối tốt, và ông đánh giá vốn tiếng Nga của mình thời kỳ này tốt hơn tiếng Trung.

Ngoài ra, như PGS Bùi Hiền chia sẻ: Trong quá trình học, chúng tôi vẫn thường xuyên nghe ngóng tình hình trong nước qua đài. Và ý thức rằng trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, được đi học là một điều may mắn, nên luôn cố gắng nỗ lực học tốt và sẵn sàng tư tưởng về nước phục vụ bất cứ khi nào có lệnh triệu tập, nhưng may mắn là được ở lại học cho đến năm 1955[3]. Sau hai năm học tập tại Trung Quốc, nhà nước ta cần người phiên dịch cho các đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam, nên trong chuyến công tác Trung Quốc năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đại sứ quán Việt Nam đưa toàn bộ các sinh viên tiếng Nga tại trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh về nước, trong đó có sinh viên Bùi Hiền. Về nước, ông được phân công tham gia giảng dạy lớp phiên dịch cấp tốc trong 6 tháng và sau đó về trường Ngoại ngữ mới thành lập ở Hà Nội công tác. Từ đó ông gắn bó với việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga.

Dành trọn tâm huyết cho Tiếng Nga

Những ngày tháng đầu tiên của sự nghiệp nhà giáo, thầy giáo trẻ Bùi Hiền cùng đồng nghiệp là Vũ Lộc, Nguyễn Bá Hưng, Trần Thống đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo lớp phiên dịch tiếng Nga cấp tốc trong 6 tháng – dù đây là một nhiệm vụ khó khăn với người mới học hai năm tiếng Nga. Tháng 10-1955, thầy Bùi Hiền được giao phụ trách ban tiếng Nga của trường Ngoại ngữ mới thành lập. Một hôm, khi đang giảng bài thì lớp ông đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, và cuối buổi nói chuyện Bác căn dặn: “Là người cách mạng thì phải học tiếng Nga – tiếng nói của Lênin”[4]. Lời căn dặn đó của Bác Hồ không chỉ có tác động nhất thời, là động lực giúp ông vượt qua những khó khăn trước mắt mà với ông đó là một chỉ thị mà Chủ tịch nước giao cho. Sau này, ông càng thấm và coi đó là kim chỉ nam cho cả cuộc đời, ông quyết tâm thực hiện trong mọi hoàn cảnh. Sau đó, được sự trợ giúp của chuyên gia Liên Xô, các giáo viên của trường đã hoàn thành nhiệm vụ biên soạn tài liệu giảng dạy và đào tạo phiên dịch khóa 2 năm. Từ năm 1958, nhu cầu học tiếng Nga trở nên phổ biến, được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học và một số trường phổ thông. Do đó, trường Ngoại ngữ sáp nhập vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trở thành khoa Ngoại ngữ với bốn phân khoa: Anh, Pháp, Nga, Trung. Theo đó, mục tiêu đào tạo thay đổi, từ đào tạo phiên dịch sang đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ. Thầy Bùi Hiền tiếp tục phụ trách phân khoa Nga văn. Ông phải tìm hiểu về phương pháp sư phạm và sư phạm ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Năm 1959, giảng viên Bùi Hiền được cử đi thực tập, bổ túc kiến thức tại Liên Xô. Ông có cơ hội học tập và tìm hiểu vốn kiến thức phong phú của ngôn ngữ, văn học Nga và các phương pháp dạy học ngoại ngữ tiên tiến lúc đó. Vì vậy khi về nước, năm 1962, ông đã có thể góp sức cùng các cán bộ, giảng viên của khoa Tiếng Nga[5] (mới thành lập trên cơ sở phân khoa Nga văn), trường Đại học Sư phạm Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo 4 năm thay thế cho chương trình 3 năm trước đây, dành cho cả hai đối tượng đào tạo là giáo viên và phiên dịch.

Những năm 1965-1968, Mỹ mở rộng đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân, khoa Tiếng Nga phải sơ tán nhiều nơi như Thái Nguyên, Hải Dương, sau đó là Yên Phong, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh). Năm 1967, trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội được thành lập[6], thầy Bùi Hiền tiếp tục phụ trách khoa Tiếng Nga của trường. Ông làm công tác quản lý, và trực tiếp giảng dạy. Cuối năm 1969, do yêu cầu bồi dưỡng cán bộ, thầy Bùi Hiền được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Chỉ trong hai năm, ông đã hoàn thành luận án phó tiến sĩ với đề tài “Những từ (danh từ) đồng nghĩa cùng gốc trong tiếng Nga văn học hiện đại”, tuy nhiên việc bảo vệ luận án ông vẫn thực hiện theo đúng thời hạn quy định là 3 năm cho nghiên cứu sinh. Nhờ vậy ông có thời gian nghiên cứu, trang bị thêm kiến thức về mặt tu từ học, văn học và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ… Cuối năm 1972, nghiên cứu sinh Bùi Hiền bảo vệ thành công luận án và được Hội đồng chấm luận án của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov đánh giá tốt và thầy hướng dẫn – GS.VS Sanxky nhận xét: Đây là một trong số những luận án tốt nhất về lĩnh vực từ đồng nghĩa trong tiếng Nga[7].

Năm 1973, PTS Bùi Hiền về nước, tiếp tục công tác tại trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Trong thời gian chờ được phân công nhiệm vụ, qua tìm hiểu ông thấy các bộ môn ngoại ngữ của trường đều áp dụng cùng một phương pháp giảng dạy nghe nhìn. PTS Bùi Hiền đã từng được học bằng phương pháp này ở Liên Xô và nhận thấy nó chỉ thích hợp trong thời gian đầu học ngoại ngữ. Bằng cách tổ chức hội thảo khoa học trong toàn trường, ông Bùi Hiền đã đưa ra và phổ biến một phương pháp giảng dạy ngoại ngữ mới là giao tiếp có phân biệt. Giao tiếp trực tiếp, giao tiếp tích cực có phân loại hướng đến ít nhất ba đối tượng: giỏi, trung bình và yếu; mỗi đối tượng có một yêu cầu về nội dung và cách học riêng. Năm 1974, PTS Bùi Hiền được bổ nhiệm chức Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, phụ trách chuyên môn. Ông tiếp tục có những đề xuất nhằm thay đổi phương pháp giảng dạy ngoại ngữ của trường, nhưng theo như ông chia sẻ thì vẫn còn những kiến nghị khoa học chưa được đi vào thực tiễn[8].

Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên giao cho trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ tổ chức triển khai việc biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Nga mới dành cho trường phổ thông, trong đó Phó hiệu trưởng Bùi Hiền chịu trách nhiệm chính. Năm 1976, Phân viện Puskin Liên Xô cử ông Viachutnhev sang Việt Nam trao đổi cụ thể kế hoạch biên soạn bộ sách với trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Đồng thời cũng trong năm này, thầy Bùi Hiền là thành viên trong đoàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, sang trao đổi với Viện Puskin về việc biên soạn nội dung và đàm phán với Nhà xuất bản Tiếng Nga Liên Xô về việc xuất bản bộ sách. Năm 1978, theo đề nghị của ông Võ Thuần Nho (Thứ trưởng Bộ Giáo dục), PTS Bùi Hiền được điều chuyển về Bộ phụ trách ngoại ngữ trong Cải cách giáo dục rồi được cử sang làm Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và ông giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu năm 1993. Tuy PTS Bùi Hiền đã nhận nhiệm vụ ở cương vị mới, nhưng ông vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Nga. Hàng năm, đoàn tác giả Việt Nam tham gia bộ sách, do thầy Bùi Hiền dẫn đoàn, thường có hai chuyến sang Liên Xô bàn bạc, thực hiện các quy trình để xuất bản bộ sách. Năm 1980, ông được Bộ trưởng giao nhiệm vụ tham gia Ban nghiên cứu, chỉ đạo dạy và học ngoại ngữ thuộc Bộ Giáo dục, trực tiếp phụ trách tư vấn, đề xuất với Bộ giải pháp cải cách việc giảng dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung[9]. Ông còn là Chủ tịch Hội đồng khoa học thuộc Ban nghiên cứu, chỉ đạo dạy và học ngoại ngữ[10]. Hội đồng có nhiệm vụ theo dõi và đưa ra ý kiến đánh giá, góp ý, thẩm định, đề ra phương hướng cho các bộ môn tự điều chỉnh và tự sửa chữa… Hội đồng khoa học của Ban góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục về dạy và học ngoại ngữ, giúp cho việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới thống nhất về phương pháp, nội dung lẫn tổ chức ấn loát.

Bên cạnh đó, cũng trong năm 1980, sau nhiều năm ông Bùi Hiền đề xuất, Việt Nam đã thành lập Ban giáo viên ngôn ngữ và văn học Nga (Vapryal) trực thuộc Hội Hữu nghị Việt – Xô[11], ông Bùi Hiền được cử là Trưởng ban. Ban này có nhiệm vụ tập hợp các giáo viên dạy tiếng Nga trong toàn quốc để hỗ trợ nhau về giảng dạy và đời sống; tổ chức các hội nghị khoa học, phản biện các công trình khoa học; thúc đẩy việc dạy học tiếng Nga ở Việt Nam; tư vấn cho Bộ Giáo dục chiến lược đào tạo. Sau đó, Vapryal được kết nạp là thành viên Hội giáo viên ngôn ngữ và văn học Nga quốc tế (Mapryal) và ông Bùi Hiền được bầu là Ủy viên đoàn chủ tịch. Những nỗ lực đó của PGS.TS Bùi Hiền đã được Hội giáo viên ngôn ngữ và văn học Nga quốc tế ghi nhận và ngày 24-6-1982 ông được tặng Bằng khen và Huy chương Puskin vì thành tích truyền bá tiếng Nga.

Năm 1986, tức sau 10 năm, bộ sách giáo khoa tiếng Nga cho trường phổ thông, gồm 7 tập, 21 cuốn đã hoàn thành, do PGS Bùi Hiền vÃPGS Viachutnhev đồng chủ biên, được Nhà xuất bản Tiếng Nga Liên Xô và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hợp tác xuất bản. Bộ sách ra đời góp phần thay đổi quan niệm về sách giáo khoa, vốn vẫn coi sách giáo khoa là bộ luật, là pháp lệnh. Bộ sách mới mở hơn, rộng hơn, chọn lọc đối tượng theo đúng khả năng học sinh, và gọi là phức hợp sách giáo khoa, gồm: một cuốn sách giáo khoa có tranh ảnh, hình vẽ… dành cho học sinh; sách đọc thêm của học sinh; sách hướng dẫn giáo viên; Băng ghi âm đoạn hội thoại, giọng nói, câu chuyện… của người Nga tương ứng với nội dung sách giáo khoa. Đặc biệt, bộ sách được soạn theo phương pháp giao tiếp có phân hóa, chú trọng đến 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Người học còn được giao tiếp trực tiếp, góp phần phát triển các kỹ năng cơ bản. Nhờ những ưu điểm đó mà bộ sách được chuyên gia Liên Xô đánh giá cao. Với những đóng góp khi thực hiện bộ sách này, PGS Bùi Hiền được tặng Huy chương “Cán bộ ưu tú ngành xuất bản Liên Xô”.

12311831709_690055991093891_6789060369987653902_n

PGS.TS Bùi Hiền tại Cung điện mùa hè, St. Petersburg, Nga, hè năm 2015

Sau khi hoàn thành bộ sách giáo khoa tiếng Nga vào năm 1986, năm 1987, trong kế hoạch hợp tác giữa hai nước, Bộ Giáo dục Việt Nam cử ông Bùi Hiền, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê và Nguyễn Hoàng Oanh[12] đi Liên Xô 3 tháng để hợp tác với Viện Puskin biên soạn từ điển tiếng Nga cho các trường phổ thông Việt Nam[13]. Tuy nhiên, công việc mới triển khai được một thời gian thì tình hình Liên Xô bất ổn, Nhà xuất bản Tiếng Nga dừng in sách tiếng Nga cho người nước ngoài, nên cuốn từ điển đành dang dở. Tuy nhiên, ông vẫn ấp ủ ý định hoàn thành bộ từ điển này.

Sau khi Liên Xô tan rã, đa số cán bộ làm tiếng Nga đã đổi nghề, do nhiều lý do cả về kinh tế lẫn chính trị. Việc xuất bản sách, việc học tiếng Nga hay hoạt động của hội Vapryal suy giảm, có thể nói là tiếng Nga đã bị thất thế, nhưng với PGS Bùi Hiền, khi đã được học và hành nghề tiếng Nga thì vẫn luôn kiên định con đường đã chọn, bởi ông tin vào vị thế của tiếng Nga trên trường quốc tế và ở Việt Nam trong tương lai. Phó giáo sư Bùi Hiền chia sẻ, đến nay, ông cảm thấy thật may mắn khi đã sống và làm việc theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ông đã năm lần được gặp Bác Hồ, mỗi dịp như vậy đều để lại trong ông những ấn tượng và bài học quý), có vị trí như ngày nay dù chỉ bình thường thôi, không cao không thấp, không giàu không hèn, nhưng tôi tự nhận thấy mình được nhiều quá, nên không tham lam, tiêu chuẩn nhà nước thế nào thì chỉ nhận đúng như thế[14]. Có lẽ, ông thấy mình nhận được nhiều là ở chỗ, sau nhiều năm học tập, làm việc và nghiên cứu tiếng Nga, đã hình thành trong ông tình yêu với văn hóa, văn học, nghệ thuật Nga, và với con người Nga, điều đó đã níu giữ ông gắn bó với con đường mình đã chọn. Tính đến năm 2015, theo tài liệu PGS Bùi Hiền còn lưu giữ được, ông là tác giả của 145 bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, 45 bài đăng báo, 22 báo cáo khoa học in trong kỷ yếu, 7 sách dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt, ông là tác giả và chủ biên 47 đầu sách giáo khoa, sách giáo viên và từ điển[15]. Trong đó tiêu biểu là việc ông hoàn thành việc biên soạn hai bộ Từ điển tiếng Nga cho các trường phổ thông Việt Nam, gồm: Từ điển giáo khoa Nga – Việt, Nxb Giáo dục, 2001; Từ điển giáo khoa Việt – Nga, Nxb Giáo dục, 2007. Điểm mới, trong hai cuốn Từ điển này ở chỗ, nhóm tác giả, trong đó có PGS Bùi Hiền, đã bổ sung những từ đồng nghĩa cho mỗi mục từ kèm theo ví dụ về tất cả các từ có thể kết hợp với nó, giúp thầy và trò học ngoại ngữ có mẫu câu chính xác để thực hành. Và điểm mang tính sáng tạo là hai cuốn từ điển này giúp định hướng và bổ sung những đơn vị từ vựng mới, trước hết là những từ ngữ thường gặp trên mặt báo, trong các tạp chí khoa học thường thức, các tác phẩm văn học nghệ thuật[16]. Đó là lượng từ cần thiết, xác đáng trong giao tiếp cho người học. Những ưu điểm đó được các chuyên gia và người học tiếng Nga đánh giá cao; được ghi nhận bằng một loạt những giải thưởng: Tháng 10-2001, cuốn Từ điển giáo khoa Nga – Việt được chọn tham gia triển lãm sách quốc tế tại Genève, Thụy Sỹ và được nhận liền hai Giải thưởng quốc tế làBusiness initiative directions (Phương hướng sáng kiến kinh doanh)  và International gold star for quality (Ngôi sao chất lượng quốc tế). Năm 2008, cuốn Từ điển giáo khoa Việt – Nga được Hội chợ triển lãm sách quốc tế tại London, Anh quốc tặng giải Quality Grow (Vương miện Kim cương chất lượng quốc tế). Cũng trong năm 2008, Từ điển giáo khoa Việt- Nga được Hội Xuấn bản Việt Nam tặng giải Bạc – Sách hay và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tặng Giải Nhì.

Cho đến thời gian này, PGS.TS Bùi Hiền vẫn thường xuyên tham gia giảng dạy chương trình cao học và nghiên cứu sinh tại game bắn cá đổi thưởng ftkh , game bắn cá đổi thưởng ftkh và trường Đại học Hà Nội. Đồng thời, ông đề xuất và soạn thảo tài liệu các môn học bắt buộc cho hệ đào tạo tiến sĩ của game bắn cá đổi thưởng ftkh , game bắn cá đổi thưởng ftkh , gồm: Tu từ học tiếng Nga, Ngôn ngữ học văn bản tiếng Nga, Ngữ nghĩa học tiếng Nga, Ngữ dụng học tiếng Nga và Văn hóa học.

Với những cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Nga, đến nay PGS.TS Bùi Hiền vẫn luôn nhận được lòng kính yêu và sự gần gũi thân thương của các thế hệ sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga của game bắn cá đổi thưởng ftkh , tất cả họ có chung một niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với người thầy nhân từ, hết lòng vì học sinh[17].

Năm 2013, sau nhiều năm nỗ lực, PGS.TS Bùi Hiền đã góp phần tái khởi động hoạt động của Hội Giáo viên ngôn ngữ và văn học Nga tại Việt Nam (Vapryal)[18]. Ông còn thường xuyên tham gia sinh hoạt tiếng Nga tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Phân viện Puskin…

Tình yêu với tiếng Nga, văn hóa Nga và cái nhìn của một người làm khoa học đã giúp PGS Bùi Hiền luôn tin rằng, mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam gần đây sẽ góp phần giúp tiếng Nga dần lấy lại được vị thế của mình. Ông vẫn miệt mài nghiên cứu, giảng dạy, viết bài, viết sách tiếng Nga bằng tất cả tình yêu và sự tâm huyết với con đường đã chọn.

Lê Thị Hằng

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

[*] PGS.TS Bùi Hiền, chuyên ngành Ngôn ngữ học, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội (1974-1978); Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông, thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (1978-1993).

[1] Năm 1950, Giáo dục phổ thông Việt Nam chuyển từ hệ thống 12 năm sang hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm (hệ 9 năm).

[2] Ghi âm hỏi thông tin PGS.TS Bùi Hiền, 12-9-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[3] Ghi âm hỏi thông tin PGS.TS Bùi Hiền, 12-9-2016, tài liệu đã dẫn.

[4] Bài viết Gặp Bác Hồ của PGS.TS Bùi Hiền, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[5] Năm 1993, khoa Tiếng Nga đổi tên thành khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, game bắn cá đổi thưởng ftkh , Đại học quốc gia Hà Nội.

[6] Năm 1967, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trường ĐH Sư phạm Hà Nội tách ra thành ba trường: trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung) của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 1993, trường đổi tên thành trường Đại học ngoại ngữ, trực thuộc game bắn cá đổi thưởng ftkh .

[7] Ghi âm hỏi thông tin PGS Bùi Hiền, 29-6-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[8] Ghi âm PGS.TS Bùi Hiền, 15-8-2014, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[9] Quyết định số 919/QĐ ngày 24-7-1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[10] Quyết định số 21/QĐ ngày 12-8-1981của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[11] Thời bấy giờ Nhà nước không cho phép thành lập các hội đơn lẻ, nên trong nước chỉ thành lập Ban, khi đi dự các sự kiện quốc tế mới lấy tư cách là Hội với tên viết tắt Vapryal.

[12] Lúc đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê và Nguyễn Hoàng Oanh là cán bộ giảng dạy trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

[13] Quyết định và các tờ trình liên quan, năm 1987, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[14] Ghi âm hỏi thông tin PGS.TS Bùi Hiền ngày 15-8-2014, tài liệu đã dẫn.

[15] Danh mục các sách báo đã đăng của PGS.TS Bùi Hiền, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

[16] //www.sachviet.vn/tu-dien-viet-nga

[17] //raydowe.com/pgs-ts-bui-hien-nguoi-khong-ngung-sang-tao-voi-tieng-nga/

[18] //www.rcnk-vietnam.org/vietnamese/RCNKHNNews.asp?id=475&NewsPerPage=&Status=

Theo Cpd.vn