Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng và không thể tách rời ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, đến nay, quyền của phụ nữ đã được thừa nhận trên toàn thế giới. Việc quy định quyền của phụ nữ trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng. Pháp luật Việt Nam cũng không ngoại lệ, quyền cơ bản của phụ nữ cụ thể hóa trong các văn bản như: Hiến pháp, Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình,… Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, game bắn cá đổi thưởng ftkh trân trọng gửi đến quý độc giả bài viết về quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp năm 2013
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ, đó là:
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
– Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;
– Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;
– Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
– Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; …. - Luật Bình đẳng giới năm 2006
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới. Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;… - Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động đã dành một chương (Chương X) quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới. heo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Luật quy định rõ, nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; lao động nữ được dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động,… Bên cạnh đó, Luật còn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với người phụ nữ và các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội.
Có thể thấy, quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản là “bình đẳng” và “ưu tiên”. Điều này giúp xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, sự phân biệt đối xử nữ giới trong công việc, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội ngày càng được phát huy.