[Video] Giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung hay (1)
Trung tâm CNTT-TT&HL giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung đáng đọc nhất trong tuần. Kính mời các bạn đọc đến thư viện (Bộ phận Học liệu, Nhà C3, CT Khoa Pháp) mượn đọc.
Trung tâm CNTT-TT&HL giới thiệu 5 cuốn sách tiếng Trung đáng đọc nhất trong tuần. Kính mời các bạn đọc đến thư viện (Bộ phận Học liệu, Nhà C3, CT Khoa Pháp) mượn đọc.
Ngày 23/3/2020, game bắn cá đổi thưởng ftkh – game bắn cá đổi thưởng ftkh đã ghi hình bài giảng điện tử về giới thiệu và hướng dẫn cách khai thác nguồn học liệu VNU-LIC dành cho sinh viên, cán bộ game bắn cá đổi thưởng ftkh . Bài giảng được thực
Source: //www.timeout.com/newyork/news/you-can-now-download-over-300-000-books-from-the-nypl-for-free-031820 There’s good news for all the e-bookworms out there. The New York Public Library has an app that allows anyone with a library card (and an iOS or Android phone) to “borrow” any of the 300,000 e-books in the collection. It’s called SimplyE and will
Source: //www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2210656120300593?dgcid=author Abstract Group work is widely acknowledged as a valuable learning activity, but its appropriateness in the Vietnamese context has been questioned. Concerned by the imposition of Western pedagogy, researchers have sought to accommodate Vietnamese students’ preferences to produce culturally appropriate means of implementing
“Chủ đề Đất nước học Anh: Sự tạo thành tuổi thơ trong lịch sử nước Anh” (tên tiếng Anh là Topics in British Studies: The Invention of British Childhood, mã số ENG2087) là môn học dành riêng cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, định
Đất nước học Anh Mỹ (có mã số ENG2052) là môn học dành cho tất cả sinh viên ngành tiếng Anh (Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh). Bài viết này nhìn nhận môn học trong những bối cảnh lịch sử của nó và
Bộ giáo trình chuẩn học tiếng Hàn dành cho người Việt Nam được Quỹ phát triển châu Á,Hàn Quốc (ADF) xây dựng và xuất bản với mục đích hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong quá trình học tiếng Hàn, nhằm thúc đẩy mối quan hệ
“Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt”
Tác giả: Cẩm Tú Tài
NXB: DHQGHN 2013
ĐKCB: V.00891.
Cấu trúc hình thức và nội dung chi tiết hợp lý, có tính logic, tiện theo dõi, cả hai quyển đều là tài liệu tham khảo rất tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam, là tài liệu cần thiết cho công tác đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Hán và so sánh ngôn ngữ Hán – Việt ở bậc đại học và sau đại học hiện nay, thể hiện tâm huyết và thành quả nghiên cứu trong một quá trình dài, từ khi tác giả công bố những bài báo đầu tiên và luận văn khoa học hữu quan đến nay.
Hai cuốn sách “Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc” và “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” đã được PGS. TS. Cầm Tú Tài tặng cho Trung tâm CNTT-TT&HL với mong muốn đưa cuốn sách tới gần với đông đảo bạn đọc hơn.
Nội dung: Ngữ cố định trong tiếng Hán được chia thành nhiều tiểu loại, mỗi loại đều có những đặc trưng cấu trúc riêng, sắc thái nghĩa đa dạng, đặt biệt là nghĩa biểu trưng, so sánh ẩn dụ, thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận, sức liên tưởng phong phú và tính sáng tạo của quần chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Cũng như tiếng Hán, ngữ cố định trong tiếng Việt cũng đa dạng về cấu trúc và phong phú về ý nghĩa. Xét trong tương quan, ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, là một trong những tâm điểm nghiên cứu so sánh ngôn ngữ Hán – Việt. PGS. TS. Cầm Tú Tài trên cơ sở tổng kết lại các công trình nghiên cứu hữu quan của các học giả đi trước, chọn góc nghiên cứu chuyên sâu của mình là ngữ cố định có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán, trên cơ sở đó so sánh với tiếng Việt. Từ thành quả thu được qua các công trình khoa học và bài báo đã công bố, tới nay, vấn đề nghiên cứu đã được tác giả nâng cấp lên thành cuốn chuyên khảo mang tên “Ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt”. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về so sánh ngôn ngữ cố định tiếng Hán và ngữ cố định tiếng Việt, có giá trị tham khảo cao đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả đã khảo sát từ đơn vị từ, làm nền cho khảo sát đơn vị lớn hơn là ngữ cố định. Những thống kê từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể được tiến hàng khá tỉ mỉ, trình bày dưới hình thức đối dịch Hán – Việt, là tư liệu tra cứu hữu ích cho nhưng người quan tâm đến nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Há và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả dẫn dắt vào đặc điểm ngữ cố định tiếng Hán và tiếng Việt.
Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán được đề cập khá chi tiết đến từng tiểu loại và chỉ ra những đặc trưng ngữ nghĩa của ngữ cố định, trong đó đáng chú ý là nghĩa biểu trưng, phản ánh sinh động đặc điểm nhận thức, sức liên tưởng phong phú và khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua ngữ cố định chứa từ chỉ bộ phận tiếng Hán. Những tương đồng và khác biệt của ngữ cố định có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng được chỉ ra bằng việc so sánh trên nhiều khía cạnh, loại hình, cấu trúc hình thức, chức năng ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa. Từ đó khẳng định mối tương quan giữa ngôn ngữ – văn hóa của hai nước Việt – Trung.
Dẫn luận ngữ pháp chức năng = An Introduction to functional grammar.
Tác giả: Hoàng Văn Vân
NXB: H. : ĐHQGHN, 2001
V-D41/00338, V-D41/00339, V-D41/00340, V-D41/00636, V-D41/00684, V-D41/00685, V-D41/00686, V-D41/00687.
Nội dung: Cú: Thành tố. Hướng tới ngữ pháp chức năng. Cú như là một thông điệp. Cú như là sự trao đổi. Cú như là sự thể hiện – Trên cú, dưới cú và bên ngoài cú: Dưới cú: cụm từ và cú đoạn. Trên cú: cú phức. Bổ sung: Cụm từ phức và cú đoạn phức. Bên cạnh cú: ngữ điệu và nhịp điệu. Xung quan cú: liên kết và ngôn bản. Bên ngoài cú: các phương thức thể hiện ẩn dụ.
Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá = Linguistics across cultures.
Tác giả: Lado, Robert; Hoàng, Văn Vân [Người dịch].
NXB: H. : ĐHQGHN, 2003
V-D41/00147, V-D41/00148
Nội dung: Sự cần thiết phải so sánh có hệ thống các ngôn ngữ và các nền văn hóa – Làm thế nào để so sánh hai hệ thống âm thanh ?– So sánh các cấu trúc ngữ pháp như thế nào? – So sánh hai hệ thống từ vựng như thế nào ? – So sánh hai hệ thống chữ viết như thế?