Đổi mới phương pháp giảng dạy – Hai chữ “Hoang mang” – Diễn đàn SCI-CHAT

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Đổi mới phương pháp giảng dạy – Hai chữ “Hoang mang”


HOANG MANG


Là một giảng viên dạy tiếng Anh trong một môi trường tích cực và năng động, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ thấy lo sợ hay hoang mang về điều gì cho đến khi tôi thấy nơi nơi xuất hiện cụm từ “Đổi mới sáng tạo”.

Tôi tình cờ biết đến một nhóm trên Facebook bao gồm những giáo viên, chuyên gia giáo dục – MIE expert. Họ là những nhà giáo trên khắp nơi ở đất nước Việt Nam đang từng ngày thay đổi, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Họ cần mẫn học hỏi, nhiệt huyết sôi sục và tinh thần ấy đã thu hút tôi trở thành một thành viên trong nhóm. Tôi cũng đã “lần mò”, tìm kiếm và học những khóa học online để một ngày nào đó, có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong lớp học. Tôi nhìn thấy mình là một giảng viên với những bài giảng cuốn hút, đem đến giá trị cho từng sinh viên của mình và đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho xã hội. Nhưng điều này cho đến nay, vẫn nằm trong trí tưởng tượng của tôi mà thôi …


Tôi theo chân những con người tuyệt vời ấy được một hay hai tuần và rồi bao nhiêu bận rộn trong cuộc sống cũng như công việc lại cuốn tôi đi. Lời hứa học tập chăm chỉ và ước mơ trở thành một chuyên gia giáo dục cứ xa vời với tôi. Tôi lại trượt trong chuỗi ngày đứng lớp nhàm chán, căng thẳng và mệt mỏi.

Trong xã hội này, khi bạn đứng yên có nghĩa là bạn đang thụt lùi bởi người người, nhà nhà đang tiến lên một nấc thang mới, tầm cao mới. Chính vì vậy, khi tôi vẫn giữ nếp dạy cũ, thói quen cũ, có nghĩa là tôi đang tụt hậu. Rồi tôi nhìn ra xung quanh, khi đồng nghiệp của tôi đang hăng hái xây dựng chương trình mới, say mê với nghiên cứu khoa học, tôi bắt đầu lo sợ. Tôi lo lắng rằng mình sẽ bị bỏ lại phía sau. Tôi thấy choáng váng với những thay đổi từng ngày của trường lớp và bạn bè đồng nghiệp. Vì tôi đang đứng yên, nên những thay đổi này giống như sóng biển dội úp lên đầu làm tôi ngạt thở. Tôi vùng vẫy với cảm giác rằng mình đang chìm dần vì tôi không biết bơi và không có nơi nào để bám víu.

Tôi không biết những người khác nghĩ gì, còn đối với tôi khi cơn sóng thần “Đổi mới sáng tạo” đang ở trước mặt, tôi thấy hoang mang đến độ không thể nhúc nhích mà đứng im chịu trận. Tôi thực sự không biết mình nên làm gì để “sống sót”. Liệu rằng có quá muộn để tôi tự cứu lấy mình hay không?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
7 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Linhdtd
Linhdtd
5 Tháng Mười, 2019 12:09 sáng

Đổi mới hay không là quyền của mỗi người mà, nếu bản thân thầy cô cảm thấy mình dạy đã tốt rồi, không cần thay đổi gì cả thì không thể ép thầy cô được ạ. Đổi mới hoạt động giảng dạy vừa là nhu cầu, vừa là mục đích tự thân của mỗi người. Em chỉ nghĩ thế này, vẫn là câu nói của các anh chị đồng nghiệp: SV đã dành cả thanh xuân của các em ấy cho chúng ta, vậy chúng ta cần làm gì để quãng đời đẹp nhất của các em ấy/thời gian các… Đọc tiếp »

Nganth
Nganth
5 Tháng Mười, 2019 4:36 chiều

Đọc bài viết thì thấy thầy/cô là người rất nỗ lực đổi mới. “Tìm sẽ thấy- Gõ cửa thì cửa sẽ mở ra”; Có lẽ thầy/cô đang ở giai đoạn “tìm” nên chưa thấy rõ thôi. Và đổi mới hay làm gì cũng tính đến yếu tố vô hình là thời gian. Đủ nắng hoa sẽ nở nên thầy/cô cứ lạc quan lên ạ. Ngoài ra nếu chỉ chú trọng đổi mới cái gì (WHAT) thì thường có cảm giác quá nhiều thứ cần đổi mới. Có lẽ trước tiên thử tính đến động cơ đổi mới (WHY) phù hợp… Đọc tiếp »

Hanhtk
Hanhtk
5 Tháng Mười, 2019 6:31 chiều

Rất đồng cảm và chia sẻ cảm giác hoang mang với thầy cô trong bài viết bởi tôi cũng đã và có thể sau này vẫn có những giai đoạn như vậy. Xin đưa một số ý kiến từ kinh nghiệm bản thân và những điều quan sát được. Nếu đặt đổi mới dưới áp lực để “tự cứu mình” thì quả thật đổi mới là “sóng thần”. Hãy nhìn đổi mới từ những điều đơn giản nhất như dành khoảng 5’ sau mỗi buổi dạy để ghi lại những điều đáng nhớ trong buổi học, từ đó thầy cô… Đọc tiếp »

Hanhtk
Hanhtk
7 Tháng Mười, 2019 3:37 chiều
Trả lời  khoaanhviet

Môn này mới nên chúng em vừa chạy vừa điều chỉnh cho phù hợp. Chắc chắn có những bài chia sẻ sau khi kì học kết thúc ạ.

Quynh Đoan Thuy
Quynh Đoan Thuy
7 Tháng Mười, 2019 7:21 sáng

Đổi mới có nhiều cách, không nhất thiết phải dùng công nghệ. Ta có thể đưa những câu chuyện, bài học về văn hoá, ngôn ngữ đời sống người Anh vào trong từng bài học phù hợp mà. Ví dụ: dạy bài chào hỏi, giới thiệu bản thân, mình có thể phân tích người Anh dùng các câu chào để chào (Hi, hello), còn người Việt chỉ dùng câu hỏi để chào (bác đang làm gì đấy). Người Việt mang từ xưng hô trong gia đình (ông, bà, cô,bác…) ra ngoài xã hội để gọi nhau nhưng người Anh chỉ… Đọc tiếp »