Tiến sĩ Lê Văn Canh tặng 5 cuốn sách về dạy tiếng Anh cho Trung tâm CNTT-TT&HL
Năm quyển sách xoay quanh những vấn đề trong môi trường giáo dục ngoại ngữ của châu Á là tài liệu hữu ích cho các thầy cô, các em sinh viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Bạn đọc quan tâm có thể đến Bộ phận Học liệu (Tầng 2 nhà C3, KCT Khoa Pháp) để mượn đọc.
Mới đây, Tiến sĩ Lê Văn Canh, nguyên Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và là một giảng viên kỳ cựu của game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN đã trao tặng cho Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông và Học liệu 05 cuốn sách tiếng Anh. Đây đều là những công trình nghiên cứu của thầy liên quan đến các vấn đề đang được rất nhiều sự chú ý từ lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, bao gồm:
- Codeswitching in University English-Medium Classes (Asian Perspective).
- Conditions for English Language Teaching and Learning in Asia.
- Situating Moral and Cultural Values in ELT Materials (The Southeast Asian Context).
- Secondary School English Education in Asia.
- Researching Language Teacher Cognition and Practice.
Thầy Canh trao sách cho Giám đốc Khoa Anh Việt
Năm quyển sách này xoay quanh những vấn đề trong môi trường giáo dục ngoại ngữ của châu Á, rất phù hợp để làm tư liệu phục vụ việc nghiên cứu cho các sinh viên, học viên tiếng Anh nâng cao hiểu biết về ngành mình đang theo học. Đặc biệt, trong cả 5 quyển sách đều có những khảo sát và nghiên cứu chi tiết về các đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam do chính Tiến sĩ Lê Văn Canh thực hiện.
Sau đây là tóm tắt về các bài nghiên cứu này:
1: Codeswitching in University English-Medium Classes (Asian Perspective)
Nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Canh: Codeswitching in Universities in Vietnam and Indonesia
Codeswitching là quá trình sử dụng từ hai ngôn ngữ trở lên trong một cuộc hội thoại. Trong bối cảnh dạy ngoại ngữ, codeswtiching được xem như là cách giáo viên sử dụng ngôn ngữ bản địa và ngoại ngữ trong quá trình dạy học. Trong bài nghiên cứu của thầy Canh bao gồm các phần giải thích về codeswitching trong môi trường học ngoại ngữ của Châu Á; toàn bộ thông tin về cách thức thực hiện, số liệu và kết luận trong công trình nghiên cứu thực tế của thầy và cả phần nhận xét nghiên cứu của thầy từ tiến sĩ Fuad Abdul Hamied. Sau khi đọc xong quyển sách này, các bạn chắc chắn sẽ hiểu rõ hơn về những mặt lợi và bất lợi của codeswitching và sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm với việc sử dụng 2 ngôn ngữ trong quá trình dạy của mình.
- Conditions for English Language Teaching and Learning in Asia
Nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Canh: Motivation As ALanguage Learning Condition Re-Examined: Stories Of Successful Vietnamese EFL Students
Điều đầu tiên mà các bạn sẽ cảm nhận được khi đọc nghiên cứu này chính là mức độ dễ đọc của bài viết và sự gần gũi của đề tài nghiên cứu. Bài viết bao gồm những giới thiệu chung về động lực học (motivation) như là một trong các điều kiện quan trọng nhất để thành công trong việc học ngoại ngữ; những nghiên cứu trước đấy về động lực học; những chi tiết về các nghiên cứu mới của thầy Canh. Trong nghiên cứu của thầy, các bạn sẽ cảm thấy ấn tượng với những câu chuyện thực tế thầy thu thập được từ chính các học sinh, sinh viên, những người đã thành công trong việc học và sử dụng tiếng Anh. Qua đó, các bạn sẽ thấy được các động lực học khác nhau và điều gì đã khiến chủ nhân của những câu chuyện trở nên quyết tâm và say mê trong việc học ngoại ngữ đến vậy. Là những giáo viên tương lai, việc hiểu rõ được học sinh và khơi dậy được nguồn cảm hứng học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho các em là rất quan trọng. Vì vậy, đây cũng là một quyển sách mà các bạn sinh viên sư phạm không nên bỏ qua.
- Situating Moral and Cultural Values in ELT Materials (The Southeast Asian Context);
Nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Canh: A critical Analysis of Moral Values in Vietnam-Produced EFL Textbooks for Upper Secondary schools.
Toàn bộ quyển sách cũng như bài viết của thầy Canh xoay xung quanh chủ đề về việc đưa các giá trị đạo đức và văn hóa vào tài liệu học tập ngoại ngữ. Đây là một chủ đề tương đối vĩ mô và cũng nhận được nhiều sự chú ý cũng như tranh luận từ các nhà nghiên cứu trong ngành. Bài nghiên cứu của tiến sĩ Lê Văn Canh bao gồm quan điểm về việc giáo dục đạo đức trong lớp học ngoại ngữ; Sự quan trọng của việc đưa các bài học đạo đức-văn hóa vào sách giáo khoa; Các giá trị đạo đức của môi trường giáo dục Việt Nam; thông tin chi tiết về giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam và công trình nghiên cứu của thầy. Đối tượng nghiên cứu của thầy là sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 và tại đây, thầy đi sâu vào phân tích nội dung của giáo trình và các yếu tố đạo đức văn hóa hiện diện trong sách. Sau khi đọc xong nghiên cứu của thầy, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc gắn liền các bài học đạo đức trong quá trình học ngoại ngữ và những thiếu sót của sách giáo khoa Việt Nam trong việc phát triển nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh. Các bạn sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh chắc chắn cũng sẽ được đề cập đến vấn đề này trong môn học Lesson Plan (ELT 3) và quyển sách này cực kỳ phù hợp để làm tư liệu tham khảo cho môn học cũng như là một nguồn kiến thức mới mở rộng tri thức chuyên ngành cho sinh viên sư phạm ngoại ngữ.
- Secondary School English Education in Asia
Nghiên cứu của tiến sĩ Lê Văn Canh: English language education innovation for the Vietnamese secondary school: The project 2020.
Chắc hẳn các bạn thuộc hệ sư phạm ngoại ngữ gần đây đã quá quen thuộc với đề tài nóng hổi về dự án 2020 của Bộ GD&ĐT Việt Nam và đây chính là đề tài nghiên cứu của thầy Lê Văn Canh trong quyển sách này. Bài viết nghiên cứu của Tiến sĩ Canh bao gồm thông tin chi tiết về hệ thống giáo dục Việt Nam và toàn cảnh về giáo dục đào tạo ngoại ngữ để cung cấp cho người đọc kiến thức cần thiết về bối cảnh của bài nghiên cứu. Bài cũng đề cập đến nghiên cứu của thầy đề cập đến kết quả và các thảo luận từ công trình nghiên cứu và ý kiến của thầy về cách thức cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục ngoại ngữ ở bậc trung học. Trong quá trình đọc sách, các bạn sẽ nhận được nhiều quan điểm khác nhau của các thầy cô trong ngành và theo mình đây là một trong những chi tiết rất quan trọng đối với các bạn sinh viên sư phạm. Là những giáo viên tương lai, chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức mới nhất liên quan đến ngành và nghề giáo dục. Vì vậy, một lần nữa, đây là một quyển sách mà các bạn không nên bỏ qua.
- Researching Language Teacher Cognition and Practice.
Nghiên cứu của tiến sĩ Lê Văn Canh: Interviews
Trong bài nghiên cứu này, thầy Canh sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm khảo sát về chất lượng của giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam. Song hành cùng phương pháp phỏng vấn là công việc thu thập thông tin, quan sát quá trình giảng dạy, và sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát và đánh giá. Bài báo cáo về quá trình nghiên cứu này sẽ đặt trọng tâm vào việc khám phá quan điểm và thực hành trong việc giảng dạy ngữ pháp của giáo viên tiếng Anh bậc Trung học ở Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tập trung vào các vấn đề xã hội như là đạt được khả năng tiếp cận, xây dựng được niềm tin trong các mối quan hệ, sự lựa chọn trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng ứng biến trong việc kiểm soát thời gian. Nhìn chung, sau khi đọc quyển sách này, các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công việc nghiên cứu trong ngành giáo dục để hiểu sâu hơn về quan điểm và cách thức dạy ngữ pháp của giáo viên trong các hoàn cảnh khác nhau.