Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thụy Phương Lan khóa QH2015
game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN xin trân trọng thông báo Thông báo Lịch họp Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thụy Phương Lan chuyên ngành Ngôn ngữ Anh khóa QH2015, cụ thể:
Đề tài: Experiential Meanings in English and Vietnamese Specialised Economic Journal Articles: A transitivity Comparison (Nghĩa Trải nghiệm trong các Bài báo Tạp chí Chuyên ngành Kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt: Nghiên cứu So sánh trên bình diện Chuyển tác)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh; Mã số: 9220201.01
Nghiên cứu sinh: Khóa QH.2015
Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Hoàng Văn Vân
Thời gian: 08h30 thứ Ba ngày 06 tháng 04 năm 2021
Địa điểm: Phòng Bảo vệ luận văn – luận án, Phòng 101 – Nhà A3, game bắn cá đổi thưởng ftkh – ĐHQGHN
Tóm tắt luận án bằng tiếng Việt, xin xem tại đây!
Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh, xin xem tại đây!
THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
- Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỤY PHƯƠNG LAN
- Giới tính: Nữ
- Ngày sinh: Ngày 12 tháng 9 năm 1973
- Nơi sinh: Phú Thọ
- Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2024 /QĐ-ĐHNN, ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng game bắn cá đổi thưởng ftkh .
- Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tiêu đề luận án
Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ 16/12/2018 đến 16/12/2020
- Tên đề tài luận án:
Nghĩa Trải nghiệm trong các Bài báo Tạp chí Chuyên ngành Kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt: Nghiên cứu So sánh trên bình diện Chuyển tác (Experiential Meanings in English and Vietnamese Specialised Economic Journal Articles: A transitivity Comparison)
- Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh
- Mã số: 15048001
- Cán bộ hướng dẫn: Giáo Sư Tiến Sỹ Hoàng Văn Vân
- Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án này là nghiên cứu đầu tiên khảo sát và so sánh việc sử dụng các nguồn lực của hệ thống chuyển tác trong các bài báo chuyên ngành kinh tế bằng Tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả các nhà nghiên cứu kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt đã sử dụng tất cả các nguồn lực chuyển tác để mô tả các ý nghĩa trải nghiệm trong các bài báo nghiên cứu kinh tế của họ. Cụ thể là, tất cả các Chu trình (bao gồm quá trình Vật chất, quá trình tinh thần, quá trình phát ngôn, quá trình Tồn tại và quá trình Hành vi) được sử dụng để mô tả các trải nghiệm diễn ra, các cấu trúc chủ ngữ gồm cấu trúc Chủ động và Bị động đi với chủ ngữ chỉ người hoặc chủ ngữ chỉ sự vật hiện tượng, và cấu trúc Khiến tác (Ergative) được sử dụng linh hoạt, thông qua đó đặc điểm về Tham thể trung tâm và các tham thể khác trong các kiểu quá trình được bộc lộ. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng khảo sát tần suất và các loại Chu cảnh được sử dụng trong các tạp chí tiếng Anh và tiếng Việt. Các Chu cảnh là các thành phần diễn đạt các khía cạnh khung cảnh như thời gian, địa điểm, phương thức… hay nói cách khác là các yếu tố làm nền (ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào…) cho các chu trình được mở ra. Nghiên cứu cho thấy quá trình Vật chất và Hành vi mđược sử dụng với tần suất cao nhất, trong đó quá tình Vật chất chủ yếu được sử dụng để mô tả các hành động, hoặc diễn biến trong các tình huống kinh tế vi mô và vĩ mô, và các hoạt động được các nhà nghiên cứu thực hiện trong quá trình nghiên cứu của họ; và quá trình Quan hệ, thể hiện đặc thù, tính chất và mối quan hệ giữa các yếu tố / tác nhân / hay các vấn đề kinh tế cũng như các mô hình kinh tế / thống kê và dữ liệu được các nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích và tổng hợp. Tiếp theo là các quá trình Phát ngôn mà các nhà nghiên cứu sử dụng để nêu mục đích, phát hiện, gợi ý, đề xuất của nghiên cứu; và các quá trìnhTinh thần để thể hiện các quá trình nhận thức và tri nhận của họ về tình hình / các vấn đề / dữ liệu / mô hình kinh tế. Các quá trình Tồn tại thể hiện sự tồn tại của các tình huống kinh tế, các vấn đề, giải pháp cũng như sự có mặt của các nghiên cứu khác về những vấn đề kinh tế này. Các quá trình hành vi được sử dụng với tần xuất rất thấp nhất do đây là đặc thù ngôn bản nghiên cứu khoa học. Về mặt tham thể và chủ ngữ, các cấu trúc Bị động không đề cập chủ thể hành động hoặc Chủ động có chủ thể không phải là người được sử dụng được sử dụng để không bộc lộ Tham thể trung tâm, nhằm giữ khoảng cách giữa các nhà nghiên cứu với nghiên cứu phục vụ việc duy trì tính khách quan và hợp lệ cho nghiên cứu của họ. Cấu trúc Khiến thể được sử dụng cho các quá trình trong đó Tham thể trung tâm là các chỉ số/ yếu tố kinh tế trải qua những thay đổi ngoài mong muốn của bất kỳ ai khác, kể cả các nhà nghiên cứu. Cấu chủ động và Bị động có tác nhân được sử dụng ít thường xuyên hơn và chỉ được sử dụng khi các nhà nghiên cứu muốn thiết lập thông tin xác thực về vai trò của họ trong nghiên cứu hiện tại. Về Chu cảnh, tất cả các loại Chu cảnh đều được sử dụng nhưng với tần suất khác nhau trong cả hai ngữ liệu nhằm chỉ rõ các trải nghiệm trên đã xảy ra ở đâu, khi nào, như thế nào, trong hoàn cảnh nào…Nói tóm lại, tất cả các nguồn lực chuyển tác được sử dụng để thể hiện (1) trải nghiệm của các quá trình kinh tế, các mối quan hệ và sự tồn tại của các sự kiện và quan hệ trong các tình huống / vấn đề kinh tế; (2) những trải nghiệm, phát ngôn (nêu lên, gợi ý, đề xuất…), và các quá trình Tinh thần mà các nhà nghiên cứu của các bài báo nghiên cứu trong hai tập dữ liệu đã trải qua. Khi thể hiện các trải nghiệm trên, cả hai nhóm nhà nghiên cứu của hai ngôn ngữ đều nỗ lực duy trì tính khách quan, không có các tách động của con người, tính hợp lệ, chính xác và tính dựa trên các tham chiếu của các hoạt động nghiên cứu. Sự khác biệt giữa cách các nhà nghiên cứu kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt diễn đạt ý nghĩa trải nghiệm được tìm thấy ở các cấp độ phân tích tinh tế hơn, tức là sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm của một số loại quá trình (quá trình Vật chất được dùng nhiều nhất trong Tiếng Anh trong khi quá trình Quan hệ lại chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong tiếng Việt) , tham thể (tham thể là người nhiều hơn trong tiếng Anh và Chu cảnh ( chu cảnh chỉ địa điểm và thời gian được dùng nhiều nhất trong tiếng Anh trong khi tiếng Việt dùng nhiều nhất Chu cảnh Phương thức) được sử dụng. Điều này có thể là do tính đặc thù ngôn ngữ của các nền văn hóa khác nhau.
- Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
– Nghiên cứu giúp tăng nhận thức của những người mới tiếp cận việc viết các bài nghiên cứu kinh tế xét về phương diện và cách thức thể hiện các trải nghiệm trong nghiên cứu của họ đồng thời đạt được mục tiêu đảm bảo tính khách quan, hợp lệ, chính xác và cụ thể của các nghiên cứu.- Nghiên cứu có thể giúp ích cho sinh viên kinh tế, những người yêu thích nghiên cứu và đang tiếp cận các dạng bài báo nghiên cứu này có cách tiếp cận dễ dàng hơn trong đọc và hiểu các bài nghiên cứu này bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Dự định cho các nghiên cứ tiếp theo là tìm hiểu ý nghĩa liên nhân và các ý nghĩa văn bản trong các bài báo của các tạp chí chuyên ngành kinh tế nói trên, nhằm có một cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về các bài báo này.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1). Nguyễn Thụy Phương Lan (2012). Bước đầu tìm hiểu Cấu trúc thể loại các tạp chí chuyên ngành kinh tế tiếng Anh và Tiếng Việt. Ngôn ngữ (số 6) tr. 58-67
(2). Nguyễn Thụy Phương Lan (2014). Ẩn dụ trong các sách Kinh tế học. Ngôn ngữ và Đời sống (số 5) tr. 37-41.
(3). Nguyễn Thụy Phương Lan (2017).Ẩn Dụ Ngữ Pháp trong các tạp chí Kinh tế Tiếng Anh. VNU. Graduate Research Symposium (GRS).280-290
(4). Nguyễn Thụy Phương Lan (2018). Phân tích Chuyển tác áp dụng trong các tạp chí chuyên ngành Kinh tế tiếng Anh. Graduate Research Symposium (GRS).310-323.
(5). Nguyen Thuy Phuong Lan. (2018). Book Review: Introduction to Functional Grammar by Halliday and Matthiessen 2004 and An Experiential Grammar of the Vietnamese Clause by Hoang Van Van 2012. VNU Journal of Foreign Studies, Vol.34, No.5 (2018) 184-191.
Hà Nội, Ngày 05 tháng 03 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thụy Phương Lan
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: NGUYEN THUY PHUONG LAN
- Sex: Female
- Date of birth: 12 September 1973
- Place of birth: Phu Tho, Viet nam
- Admission Decision number: 2024/QĐ_ĐHNN issued by the President of VNU University of Languages and International Studies, dated 16 December 2015
- Changes in academic process: Revising the thesis title
- Official thesis title:
Experiential Meanings in English and Vietnamese Specialised Economic Journal Articles: A transitivity Comparison
- Major: English linguistics.
- Code: 15048001
- Supervisors: Prof. Dr. Hoang Van Van
- Summary of the new findings of the thesis:
This thesis has been the first one to make an exploration and comparison of the application of transitivity resources in English and Vietnamese Economic Specialised Journals. The results show that both English and Vietnamese researchers use all transitivity resources: (1) the processes of various types (Relational, Material, Mental, Verbal, Existential and Behavioral processes), (2) the different subject structures including Active plus agents and inanimate agents, Passive plus agents and inanimate agents, Ergative via which the roles of the Central participants and other participants are expressed in the processes; and (3) different types of Circumstances denoting when, where, why, how, based on which stance… that the processes unfold.
Particularly, Material processes are mostly employed to unfold the Doings, Happenings or Going-ons in the micro- and macro-economic situations, and the doings by the researchers in their research process. Relational processes, which unfold the identity, quality and the relationships among economic factors/agents/problems as well as the economic models/statistics and data utilized by the researchers for their own analysis and synthesis, also belong to most frequently used group. Next come Verbal processes that researchers use to state the aims, purposes, findings, suggestions of the research; and Mental processes to express their processes of perception, and cognition about the economic situation/problems/data/models. Existential processes unfold the existence of the economic situations, problems, solution as well as other researches on these matters. In terms of subject, expressed via structures, Passive agentless, Active inanimate structures are used to conceal the Central Participant, keeping the researchers distant from the research and maintaining the objectivity and validity for their research. Ergative structures are used for processes in which the Central participants are economic indicators/factors experience the changes beyond the desire of anyone else including the researchers. Active plus agent and Passive plus agent structures are used less frequently, and only when the researchers want to establish their credentials for the current research. In terms of Circumstances, all types are used, but at various frequencies, in both corpora to specify when, where, why, how, from whose angle and stance… the processes unfold.
In short, all these transitivity resources are used to express (1) the experiences of the going-ons, the relationships and the existence of events/matter in the economic situations; (2) the doings, saying (stating, suggesting…), and the mental processes that the researchers of the Research Articles in the corpora undergo. Additionally, participants are actually the subject matter of the research articles and the researchers themselves. Circumstances specify the context when the processes unfold. In expressing the experiences, attempts were made by both researchers of the two languages to maintain the objectivity, impersonality, validity, precision, and referenced-based of the research activities. Differences between the ways the English and Vietnamese express the experiential meanings are found at more delicate levels of analysis, i.e. differences in the percentages of the certain types of processes (Material processes are more frequently used in English while Relational processes are more frequently used in Vietnamese), subject types (inanimate subject and passive structures are used more in Vietnamese) and circumstances ( English authors use more Circumstance of Location and less Manner than Vietnamese ones). This may be due to the culture specific.
- Practical applicability, if any:
– The research can raise awareness for those coming new to the economic research writing in terms of how to express experiential meanings in their research.
– The research can be helpful for students of economics who are interested in researches and are approaching these types of research articles.
- Further research directions, if any:
– Further researches into these types of research articles in terms of the interpersonal meanings or textual meanings can also be made for a more comprehensive understanding of the economic specialised journals in English and Vietnamese.
- Thesis-related publications:
(1). Nguyễn Thụy Phương Lan (2012). Bước đầu tìm hiểu Cấu trúc thể loại các tạp chí chuyên ngành kinh tế tiếng Anh và Tiếng Việt. Ngôn ngữ (số 6) tr. 58-67
(2). Nguyễn Thụy Phương Lan (2014). Ẩn dụ trong các sách Kinh tế học. Ngôn ngữ và Đời sống (số 5) tr. 37-41.
(3). Nguyễn Thụy Phương Lan (2017). Grammatical Metaphor in English Economics Specialised Journals. VNU. Graduate Research Symposium (GRS).280-290
(4). Nguyễn Thụy Phương Lan (2018). Transitivity Analysis in English Economics Specialised Journals. VNU.game bắn cá đổi thưởng ftkh . Graduate Research Symposium (GRS).310-323.
(5). Nguyen Thuy Phuong Lan. (2018). Book Review: Introduction to Functional Grammar by Halliday and Matthiessen 2004 and An Experiential Grammar of the Vietnamese Clause by Hoang Van Van 2012. VNU Journal of Foreign Studies, Vol.34, No.5 (2018) 184-191.
Date: 05/3/2021
Signature
NGUYEN THUY PHUONG LAN