Tổ chức Cuộc thi thuyết trình “Tìm hiểu cộng đồng châu Á” lần thứ 9 – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Tổ chức Cuộc thi thuyết trình “Tìm hiểu cộng đồng châu Á” lần thứ 9

Ngày 21/12/2023, Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh đã tổ chức cuộc thi thuyết trình “Tìm hiểu cộng đồng châu Á” học kỳ I năm học 2023 – 2024. Đây là hoạt động nằm trong môn học cùng tên do Bộ môn NN&VH Việt Nam phụ trách giảng dạy.

Tham dự chương trình có Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông, đại diện các đơn vị, Ban Giám khảo, lãnh đạo và cán bộ Bộ môn NN&VH Việt Nam và tất cả các sinh viên tham gia học phần Tìm hiểu cộng đồng châu Á trong học kỳ 1 năm học 2023 – 2024.

Mở đầu chương trình là tiết mục múa “Cò lả” do CLB Nghệ thuật AC4U biểu diễn

Phát biểu khai mạc, Trưởng Bộ môn NN&VH Việt Nam Trần Hữu Trí gửi lời chúc mừng tới tất cả các sinh viên đã đồng hành và hoàn thành môn học sau 15 tuần vừa qua. Đồng thời, thầy gửi gắm hy vọng rằng thông qua chương trình này, không chỉ sinh viên được phát triển kỹ năng mà các bài thuyết trình cũng được lan tỏa để tiếp thêm kiến thức, truyền cảm hứng cho các bạn khác.

Trưởng phòng CT&CTHSSV Vũ Văn Hải nhận định rằng việc nghiên cứu và hiểu về cộng đồng nơi ta đang chung sống là rất quan trọng. Thêm vào đó, thầy cũng chia sẻ thêm: “Cuộc thi không chỉ là một chương trình thay thế cho phần thi cuối kỳ của học sinh, sinh viên, mà đây còn là một diễn đàn nơi các bạn có nhiều ý tưởng có thể đóng góp, trao đổi và giải quyết các vấn đề cộng đồng chung của chúng ta đang đối mặt.” Sau cùng, thầy gửi lời chúc tới các thí sinh đứng trên sân khấu ngày hôm nay và tin rằng khi vào được vòng chung kết, các sinh viên đã có những kiến thức và bản lĩnh rất đáng tự hào.

Sau đó, cô Nguyễn Thị Thắng – Nguyên Trưởng Bộ môn Tâm lý Giáo dục, đồng thời là Trưởng Ban Giám khảo trong cuộc thi thuyết trình “Tìm hiểu cộng đồng châu Á” đã công bố tiêu chí chấm điểm.

Cuộc thi đã diễn ra ngay sau đó với những bài thuyết trình mang những chủ đề khác nhau, từ chính trị, ngôn ngữ đến văn hóa. Các thí sinh phải thuyết phục Ban Giám khảo dựa trên kỹ năng trình bày, trả lời câu hỏi, xây dựng slide của mình.

Sau phần tranh tài của các sinh viên, Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông đã có đôi lời phát biểu tổng kết cuộc thi. Phó Hiệu trưởng cho rằng cuộc thi đã cho thấy mối quan tâm của các em sinh viên không chỉ rập khuôn trong các đề tài học tập trên lớp mà còn trải rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, chương trình cũng mở ra cơ hội cho các em sinh viên đc đứng trên sân khấu, thể hiện quan điểm và mối quan tâm cá nhân của các sinh viên Ngoại ngữ.

Sau những phần thi sôi nổi, ban Giám khảo đã công bố kết quả cuộc thi như sau:

  • Giải Nhất: Nguyễn Hà Vy (Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên có NLNN bậc 3 khoa SPTA khóa QH2022 trường ĐHNN – ĐHQGHN giai đoạn 2023-2024)
  • Giải Nhì: Đặng Thanh Sơn (Một số thủ đoạn lừa đảo đối với sinh viên trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay và đề xuất phương án phòng chống), Nguyễn Thị Ngọc Lan – Ảnh hưởng của chương trình trao đổi văn hóa Aupair đến sinh viên Khoa NN&VH Đức Trường ĐHNN-ĐHQGHN.
  • Giải Ba: Trần Thị Tuyết Hạ (Cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại Israel), Trần Xuân Nam (Du mục kỹ thuật số tại Thái Lan), Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nghiên cứu về ứng dụng mô hình trường học hạnh phúc tại trường THPT Chuyên Bắc Ninh)

Cuộc thi Tìm hiểu cộng đồng châu Á đã khép lại sau thời gian tranh tài sôi nổi, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích và thú vị cho khán giả.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á:

  1. Mục tiêu của học phần

– Trang bị kiến thức về quốc tế học.

– Trang bị kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế.

– Trang bị kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa của các nước châu Á, giúp người học vận dụng kiến thức đề nâng cao nhận thức về các vấn đề chung toàn cầu hiện nay như xây dựng cộng đồng kinh tế, môi trường, biển đổi khí hậu, sự khác biệt văn hóa…

  1. Ngôn ngữ giảng: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn (có phiên dịch nếu chuyên gia nước ngoài giảng dạy)
  2. Điểm đặc biệt của môn học

– Học theo chuyên đề cùng các chuyên gia trong và ngoài nước, đến từ các trường đại học, học viên, cơ quan ngoại giao (1-2 chuyên gia nước ngoài, 5 chuyên gia ngoài trường, 5 chuyên gia trong trường).

– Không tổ chức thi học kỳ, tính điểm cuối kỳ bằng 1 bài báo cáo khoa học (10 trang A4) và lựa chọn các sinh viên xuất sắc tham gia Cuộc thi “Thuyết trình

Tìm hiểu cộng đồng châu Á”. (Giải thưởng là Giấy xác nhận của HT, tiền mặt và điểm 10 cho điểm cuối kỳ)

– Feedback cho từng sinh viên về bài báo cáo cuối kỳ trong suốt khóa học.

– Lấy phiếu đánh giả để điều chỉnh theo ý kiến và nguyện vọng của sinh viên theo từng học kỳ.

  1. Số lượng sinh viên đăng ký các năm học

– Thử nghiệm giảng dạy (không tính điểm): 1 lần/ năm học (năm 2017, 2018, 2019)

– Đưa vào giảng dạy chính thức và tính điểm như một môn chung cho các lớp CLC TT23 (Mã môn học: FLF1005***, 3 tín chỉ)

+ Năm học 2019-2020; 120 sinh viên đăng ký (Được sinh viên đánh giá với số điểm cao nhất trong số các môn học mới của Trường)

+ Năm học 2020-2021; 180 sinh viên đăng ký

+ Năm học 2021-2022: 360 sinh viên đăng ký

+ Năm học 2022-2023: 560 sinh viên đăng ký 

Diệu Anh/game bắn cá đổi thưởng ftkh Media