Hành trình đến với giải Nhất Đề tài Đổi mới sáng tạo của nữ sinh Khoa NN&VH Nga  – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Hành trình đến với giải Nhất Đề tài Đổi mới sáng tạo của nữ sinh Khoa NN&VH Nga 

Đỗ Thị Thu Huyền là sinh viên khóa QH2021 của game bắn cá đổi thưởng ftkh – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Thu Huyền được biết đến là một sinh viên năng động và luôn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt, với đề tài ĐMST&KN đạt giải Nhất đợt nghiệm thu tháng 3/2023, cô gái đã “truyền lửa” nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo cho rất nhiều bạn trẻ có chung niềm đam mê. 

Bén duyên với “ngọn lửa” Đổi mới sáng tạo

Chia sẻ về cơ duyên của mình khi lựa chọn đề tài “Tái chế, thu gom và hướng dẫn phân rác tại nguồn”, Thu Huyền cho biết: “Đề tài đến với mình theo đúng từ “duyên”. Với mục tiêu vào Đại học sẽ tiếp tục hành trình tích cực tham gia các hoạt động Câu lạc bộ, hoạt động Đoàn hội trong suốt thời gian 3 năm học THPT, mình đã tự tìm hiểu thông tin về hơn 40 Câu lạc bộ của game bắn cá đổi thưởng ftkh và chữ “duyên” đã đưa mình đến với GUC. Đồng hành cùng GUC 3 năm, từ khi mới chỉ là một cô sinh viên mới “toanh” đến nay khi đã là Phó Chủ Nhiệm của GUC, quá trình ấy đã giúp mình quan sát, chiêm nghiệm và học hỏi rất nhiều. Những vấn đề khó khăn mà chính bản thân và những người bạn, người anh, người chị đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường đang gặp phải trên hành trình giữ lấy màu xanh cho Trái Đất đã thôi thúc mình phải làm gì đó. 

Nhưng thực sự là… lúc đó mình chưa biết phải làm gì cả đâu! Mình lại tiếp tục đi, tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn về bảo vệ môi trường, tham gia thêm các dự án xã hội… Trên con đường đó, mình đã gặp những người cộng sự cùng chung lý tưởng, có cùng mong muốn giải quyết “cái khó, cái khoai” chung của những người yêu môi trường và đó là cái “duyên” cho sự ra đời của ý tưởng về dự án “Tái chế, thu gom và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn”.

Theo Thu Huyền, dự án “Tái chế, thu gom và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn” ra đời đã giải quyết được những băn khoăn, trăn trở của mọi người xung quanh: có một nơi nhận thu tất cả các loại rác vô cơ hàng ngày tại nhiều địa điểm để có thể linh hoạt cho người dân và đảm bảo đầu ra của rác an toàn, triệt để. Đặc biệt, dự án còn đề cao tính giáo dục qua hành động cụ thể: tất cả các bạn tham gia sẽ thực hành phân loại rác dưới sự hướng dẫn của các bạn có chuyên môn; các bạn được tham gia các trò chơi cung cấp thêm thông tin cụ thể về các loại rác, tuổi thọ của từng loại rác; người tham gia được tìm hiểu thêm về các loại rác thông qua triển lãm “Hành trình của rác” và các bạn sẽ được cùng chúng mình tự tay làm các sản phẩm tái chế từ rác vô cơ mà các bạn mang đến,…

Vượt qua những kỳ vọng ban đầu của bản thân, hiện nay dự án “Tái chế, thu gom và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn” đã đem lại giá trị nhân văn vô cùng to lớn tới cộng đồng, cả những người đã có thói quen phân loại, tái chế rác và lan tỏa tới cả những người mới “nhập môn”.

Những trái ngọt đầu tiên và câu chuyện của người “truyền lửa”

Trải qua những khó khăn, thử thách trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, cuối cùng, dự án của Thu Huyền đã được công nhận và gặt hái được những thành công nhất định. Thu Huyền đã xuất sắc đạt Nhất đợt nghiệm thu các đề tài NCKH, dự án ĐMST&KH của sinh viên đợt 3 năm 2023.

Khi nhận được tin đề tài Đổi mới sáng tạo của mình được giải Nhất, Thu Huyền chia sẻ:“Khi nhận được thông báo, với mình cảm xúc đầu tiên có lẽ là sự hạnh phúc. Thật sự mình đã hạnh phúc vô cùng khi dự án lại tiếp tục hái thêm trái ngọt. Trong buổi nghiệm thu cũng có rất nhiều đề tài hay và ý nghĩa, thiết thực trong đời sống và học tập của các bạn sinh viên; vì vậy không thể diễn tả hết sự hạnh phúc của mình khi nghe tin dự án đạt giải Nhất. Cảm xúc tiếp theo là biết ơn và tự hào. Mình biết ơn vì sự gắn bó và tận tâm của những cộng sự của mình, chúng mình đã cùng nhau xây dựng một dự án xã hội khi chỉ nó là một ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của bản thân; mình biết ơn sự tin tưởng của thầy cô ban chuyên môn, Trung tâm ĐMST đã đánh giá cao dự án cũng như hành trình nỗ lực của mình; biết ơn và tự hào vì bản thân đã không bỏ cuộc trên hành trình ấy. 

Sau buổi nghiệm thu, dự án nhiều sinh viên game bắn cá đổi thưởng ftkh biết đến rộng rãi, rất nhiều bạn bè, thầy cô quan tâm về các hoạt động tiếp theo của dự án. Đặc biệt, mình đã được mời tham dự tọa đàm “Hướng dẫn thực hiện đề tài NCKH, dự án ĐMST&KN” dành cho sinh viên khoa NN&VH Nga, để chia sẻ về hành trình thực hiện dự án của mình với thầy cô và các bạn trong khoa.  Mình thấy tự hào khi ước mơ nhỏ của bản thân – trở thành một người “truyền lửa” tình yêu môi trường đến với tất cả mọi người đang từng ngày được hiện thực hóa và có lẽ giờ đây mình sẽ có thêm một sứ mệnh – trở thành người “truyền lửa” hoạt động NCKH, ĐMST&KN tới các bạn sinh viên game bắn cá đổi thưởng ftkh .

Tuy nhiên, để gặt hái được thành công ấy, Thu Huyền đã phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong suốt hành trình làm dự án. Cô gái chia sẻ: “Để có một đề tài nghiệm thu, theo mình cần nhất, khó nhất với sinh viên là có ý tưởng. Có ý tưởng theo mình vừa là khó khăn nhưng cũng là dễ dàng: vì ý tưởng chẳng đâu xa vời mà là những điều từ chính thực tiễn xung quanh chúng ta. Trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập, cách cân bằng cuộc sống, tất cả những điều khó khăn bạn đang phải đối mặt, vấn đề bạn của bạn đang gặp, bạn có ý tưởng về cách giải quyết vấn đề ấy, đó chính là ý tưởng đổi mới. 

Sau khi đã có ý tưởng, những điều các bạn sinh viên thường lo lắng về giảng viên hướng dẫn, về các loại báo cáo toàn văn, đề cương, về cách nộp các loại giấy tờ,… Tất cả nỗi lo đó sẽ được các anh chị chuyên viên Trung tâm ĐMST “đỡ gánh”. Các anh chị vô cùng tâm huyết, vô cùng tận tâm để giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài. Theo mình được biết, Trung tâm ĐMST cũng kết hợp với các khoa trong trường tổ chức tọa đàm “Sinh viên làm chủ hoạt động NCKH, ĐMST&KN” định kỳ, đó cũng là cơ hội để sinh viên được lắng nghe, giải đáp cụ thể nhất những thắc mắc về hoạt động ĐMST&KN của game bắn cá đổi thưởng ftkh , từ các diễn giả uy tín là các anh chị chuyên viên, các thầy cô là giảng viên hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chấm thi NCKH, ĐMST – KN và cả những đội nhóm sinh viên đã có các đề tài nghiên cứu tiêu biểu. 

Lúc thực hiện đề tài, ban đầu mình cũng bỡ ngỡ không biết đi đường nào (vì không nhờ GVHD). Lúc quyết định tham gia nghiệm thu Đợt 4/2023, thời điểm cuối năm nên mình có rất nhiều kế hoạch riêng, từ học tập, câu lạc bộ lẫn các hoạt động xã hội… và mình đã định để từ từ. Nhưng may mắn mình có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện cùng các anh chị ở trung tâm (khi một dự án khác của mình và các bạn trong Câu lạc bộ được cử đi thi cấp Bộ); anh chị đã truyền động lực, hướng dẫn, giải đáp mọi vấn đề mình còn vướng mắc một cách tận tình và rồi… như mọi người thấy, dự án “Tái chế, thu gom và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn” đã rất thành công trong đợt nghiệm thu vừa qua.”

Những trải nghiệm quý báu

Đối với Thu Huyền, quá trình nghiên cứu và thực hiện ý tưởng, phát triển ý tưởng thành dự án là một hành trình đầy ý nghĩa. Theo cô gái, những khó khăn ban đầu có thể kể trước hết là can đảm biến ý tưởng thành dự án vì để đưa một dự án bắt đầu hoạt động cần rất nhiều thời gian, công sức, nhân lực. Nhưng hiện tại, khi nhìn lại những điều mà mình dám làm, đã làm, rất nhiều trái ngọt dự án đã hái được, cô đã thấy rất trân trọng và tự hào. Thu Huyền tâm sự: “Để đạt được những thành tựu đó, để biến ý tưởng “Tái chế, thu gom và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn” trở thành một dự án có sức lan tỏa như hiện tại là hành trình không ngủ của mình và các anh, chị, bạn cộng sự. Chúng mình từ những người xa lạ cùng chung một tình yêu: tình yêu với môi trường, giờ đây chúng mình đã trở thành một gia đình, là những mảnh ghép không thể thiếu của dự án. 

Đồng thời, quá trình dự án phát triển cũng là hành trình trưởng thành của bản thân mình. Từ một cô sinh viên chỉ có tình yêu môi trường đơn thuần, mong muốn rác được để đúng nơi quy định, có sở thích tái chế rác thành các vật dụng hàng ngày và khá “hướng nội”, giờ đây đã trở thành một người sống cởi mở, năng nổ trong các hoạt động, có cơ hội học hỏi thêm kiến thức, được tham gia trải nghiệm rất nhiều hoạt động xã hội và thường được mọi người đùa là ‘chiến thần ngoại giao’. Hành trình trưởng thành này rất quý giá vì mình có thêm những người bạn, người cộng sự, có thêm những bài học, những kỹ năng, những trải nghiệm mà giúp ích cho mình rất nhiều cả trong học tập và cuộc sống.”

Với những thành công trong hiện tại, Thu Huyền đã dần khẳng định được năng lực cũng như tâm huyết của bản thân. Chia sẻ về dự định trong tương lai, cô gái cho biết sẽ tiếp tục hành trình trưởng thành của bản thân và sẽ không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Hơn thế nữa, cô cũng đang cố gắng trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang hoạt động với mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của bản thân “truyền lửa” cho các bạn trong lớp, trong Khoa NN&VH Nga, các thành viên trong Câu lạc bộ Ngoại Ngữ Xanh và các bạn sinh viên game bắn cá đổi thưởng ftkh tham gia NCKH, ĐMST&KN.

Dự án “Thu gom, tái chế và hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn” đang được tiếp tục thực hiện, Thu Huyền mong muốn có thể mang dự án đến gần hơn với tất cả mọi người, lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho xã hội, đặc biệt là tình yêu và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Nguyễn Trang/ĐSTT