PGS người Việt là giảng viên xuất sắc ĐH Ngoại ngữ Tứ Xuyên – Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng ftkh

PGS người Việt là giảng viên xuất sắc ĐH Ngoại ngữ Tứ Xuyên

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện được trao danh hiệu giảng viên nước ngoài xuất sắc của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, trường duy nhất ở vùng phía tây Trung Quốc đào tạo tiếng Việt.

14 năm qua, thầy Nguyễn Xuân Diện gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt ở Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên (SISU), thành phố Trùng Khánh. Thầy là giảng viên người Việt đầu tiên, cũng là một trong những người xây dựng khoa tiếng Việt của trường.

“Cơ duyên đưa tôi đến với tiếng Trung, với đất nước Trung Quốc. Sau này, cũng là cơ duyên giúp tôi trở thành giảng viên dạy tiếng Việt”, thầy giáo 46 tuổi, nói.

PGS Diện hiện dạy môn Khẩu ngữ, Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng Việt thương mại và Văn học Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện, giảng viên khoa tiếng Việt, game bắn cá đổi thưởng ftkh
 Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện, giảng viên khoa tiếng Việt, Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 1992, tốt nghiệp THCS ở Lai Châu, cậu học trò Diện xuống Hà Nội, học tiếng Trung tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ, rồi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, game bắn cá đổi thưởng ftkh . Sau đó, thầy Diện du học thạc sĩ ở Vũ Hán, Trung Quốc, năm 2002.

Năm 2009, SISU mở chuyên ngành tiếng Việt. Yêu thích nghề dạy học, thầy ứng tuyển và được nhận. Thầy Diện chọn Trùng Khánh còn một phần vì bạn gái cùng lớp, hiện là vợ, là người gốc ở đây.

Khoa tiếng Việt khi đó có ba giảng viên, trong đó hai người Trung Quốc. Vì mới thành lập, khoa thiếu đủ thứ, từ giáo viên, giáo trình, tài liệu lẫn kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt.

“Tất cả phải tự mày mò, làm từ đầu”, thầy nhớ lại. Khóa đầu tiên có 25 sinh viên nhưng phần lớn được điều chuyển sang từ các chuyên ngành khác. Sinh viên đến lớp với tâm trạng bị ép buộc, chán nản.

“Điều đó khiến tôi suy nghĩ. Làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê, truyền cảm hứng và lan tỏa được tiếng Việt, văn hóa Việt?”, thầy Diện chia sẻ.

Thầy Diện (thứ tư từ phải sang) cùng sinh viên khoa tiếng Việt trong lễ hội văn hóa quốc tế của trường năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy Diện (thứ tư từ phải sang) cùng sinh viên khoa tiếng Việt trong lễ hội văn hóa quốc tế của trường năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo thầy Diện, khó khăn lớn nhất của sinh viên khi học tiếng Việt là thiếu môi trường thực hành. Ngày đó, những tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Vân Nam, Quảng Tây bùng nổ mở chuyên ngành tiếng Việt, giao lưu khá thuận lợi. Còn vùng ở sâu lục địa như Trùng Khánh, các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa và giáo dục với Việt Nam còn hạn chế, người Việt ở đây cũng chưa nhiều.

Vì ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Trung khá giống nhau, hai nền văn hóa cũng có nhiều điểm tương đồng, thầy Diện nhìn nhận chỉ cần sinh viên dám nói và nói nhiều là có thể nâng cao được trình độ tiếng Việt. Để sinh viên tích cực và chủ động tương tác, thầy luôn tạo ra bầu không khí thoải mái, cố gắng sử dụng tiếng Việt nhiều nhất có thể. Thầy Diện còn đến các đại học ở Trùng Khánh, dò tìm du học sinh Việt Nam, kết nối với học trò của mình.

“Cách đó rất hiệu quả”, thầy Diện cho hay.

Ngoài ra, thầy cho sinh viên tiếp xúc với tiếng Việt qua phim ảnh, ca nhạc, các chương trình truyền hình, trò chơi dân gian, gần gũi hơn cả là qua ẩm thực. Không biết nấu ăn nhưng vì muốn thu hút học trò, thầy học làm nem, nấu phở, bún chả. Món nào chưa biết cách làm, thầy gọi điện cho bạn bè, người thân ở Việt Nam nhờ hướng dẫn. Sinh viên thường tập trung ở nhà thầy nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam rồi cùng ăn, trò chuyện.

Cô Tạ Lợi Châu, sinh viên khóa tiếng Việt đầu tiên, hiện là đồng nghiệp ở SISU với thầy Diện. Cô Châu kể thời đó mạng xã hội chưa phát triển nên sinh viên chỉ học trong giáo trình do thầy cô biên soạn.

“Thầy Diện hướng dẫn học như thế nào, chúng tôi học như vậy. Hết giờ, chúng tôi ở lại ôn bài, hỏi thầy cách phát âm tiếng Việt”, giảng viên 31 tuổi, nhớ lại.

Học thầy Diện từ những năm đầu tiên, La Kinh, sinh viên năm thứ tư, hiện có thể trò chuyện lưu loát bằng tiếng Việt. Nam sinh cho hay thầy Diện giỏi tiếng Trung và luôn tận tình hướng dẫn sinh viên làm sao phát âm tiếng Việt chính xác nhất. La Kinh ngưỡng mộ thầy Diện và cũng mong ước trở thành giảng viên tiếng Việt trong tương lai.

“Thầy Diện rất gần gũi với sinh viên. Mỗi khi có vấn đề gì, chúng em đều mạnh dạn hỏi thầy”, nam sinh nói.

Còn Quách Yến, nghiên cứu sinh năm thứ nhất, học thầy Diện môn Dịch thuật và Ngôn ngữ học. Yến ấn tượng ở phương pháp dạy dễ hiểu và hấp dẫn của thầy.

“Chúng em đều thích học với thầy. Sinh viên chưa hiểu chỗ nào, thầy đều kiên nhẫn giảng lại”, Yến cho biết.

Khoa tiếng Việt của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên đến nay có hơn 10 khóa sinh viên đại học tốt nghiệp. Từ năm 2014, khoa có thêm hệ thạc sĩ. Số sinh viên cả đại học và sau đại học ở khoa hiện hơn 100 người. Ngoài bốn kỹ năng tiếng cơ bản ban đầu, khoa đã mở thêm nhiều môn như tiếng Việt thương mại, Văn học Việt Nam, Dịch nói, Dịch viết.

Thấy sinh viên Trung Quốc ngày càng yêu thích và quan tâm đến tiếng Việt, thầy Diện hạnh phúc vì công sức được đền đáp xứng đáng. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Trung Quốc hôm 10/9, thầy Diện được tặng danh hiệu giáo viên nước ngoài xuất sắc của trường.

“Tôi luôn coi việc truyền cảm hứng cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, biết đến đất nước và văn hóa Việt Nam là sự nghiệp của mình. Tôi mong trở thành cầu nối, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển”, thầy Diện nói. Hai người con của thầy cũng được bố dạy và nói tiếng Việt hàng ngày để luôn nhớ về nguồn cội.